5. Bố cục
2.1.4 Điều kiện kinh tế – xã hội và đời sống dân cư
Về địa danh: Địa danh Hải Phòng mới xuất hiện cách đây 100 năm. Tuy nhiên, từ xa xƣa, tại mảnh đất này đã có cƣ dân sinh sống. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Cái Bèo đã cho thấy dấu vết cƣ trú của con ngƣời cổ xƣa cách đây khoảng 6000 đến 7000 năm. Hải Phòng còn có nhiều địa danh mang dấu ấn của nền văn hoá Đông Sơn – một nền văn hoá của thời đại kim khí đồng thau.
Về cơ cấu dân cƣ: Cùng với lịch sử, cộng đồng dân cƣ Hải Phòng không ngừng lớn mạnh và phát triển. Dân số Hải Phòng hiện nay đã có khoảng
1803,468 nghìn ngƣời (số liệu từ Chi cục dân số và kế hoạch hoá gia đình tháng
3 năm 2009), mật độ dân số Hải Phòng khá đông với trình độ dân trí cao.
Hải Phòng là đầu mối giao lƣu nên trong suốt quá trình phát triển đã có nhiều tầng lớp dân cƣ từ nơi khác đến sinh sống. Điển hình từ xa xƣa ở Hải Phòng đã hình thành nên khu phố ngƣời Hoa và khu phố Tây. Ngày nay, Hải Phòng là một trong những thành phố có kinh tế phát triển cao. Do vậy, Hải Phòng ngày càng thu hút dân cƣ từ nơi khác đến sinh sống, mà chủ yếu là dân cƣ của các tỉnh lân cận mang đến cho Hải Phòng các đặc trƣng văn hoá khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có chung một cội nguồn văn hoá và cốt cách của những con ngƣời đi khai hoang lấn biển.
Về kinh tế: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển, bởi chính những ƣu thế về vị trí địa lý và tài nguyên biển đã tạo cho thành phố những đặc trƣng riêng biệt này. Khi nói đến những ngành kinh tế chủ chốt của Hải Phòng là phải kể đến: ngành công nghiệp đóng tàu, ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, ngành khai thác xi măng và ngành du lịch.
Đặc biệt, sự kiện thành phố đƣợc Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 - đô thị trung tâm cấp quốc gia, Bộ Chính Trị đã ban hành Nghị Quyết 32/NQ – TW về “xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá” là mốc son lịch sử ghi nhận những thành tựu phát triển của thành phố, nâng cao vị thế và tạo điều kiện, có cơ hội thuận lợi cho Hải Phòng tiếp tục phát triển, xứng đáng với lợi thế vốn có của mình.
Với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, cùng với sự phát triển về mặt xã hội đã mang lại cho Hải Phòng một bộ mặt mới – bộ mặt của một thành phố công nghiệp hiện đại. Ngƣời dân Hải Phòng ngày càng đƣợc nâng cao về mặt đời sống và tinh thần, trình độ dân trí ngày càng nâng lên, tỷ lệ lao động thất
nghiệp và không có việc làm giảm, đã tạo những bƣớc đệm cho sự phát triển đi lên từng ngày một của Hải Phòng. Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập nhƣ nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, Hải Phòng cần có những chính sách đầu tƣ và phát triển mạnh hơn nữa để trở thành một trọng điểm kinh tế miền Bắc.