0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Lễ hội chùa Vẽ và đền Phú Xá

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO Ở HẢI PHÒNG (Trang 70 -74 )

5. Bố cục

2.5.3 Lễ hội chùa Vẽ và đền Phú Xá

Hƣớng về phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng, nơi có nhiều điểm di tích mang những dấu ấn đặc sắc về Hƣng Đạo Vƣơng, một vùng quê trù phú với ngƣời dân hiền lành chất phác nhƣng luôn đầy lòng tự hào ý chí anh hùng chống giặc ngoại xâm có từ ngàn đời. Chùa Vẽ và đền Phú Xá chính là một trong số nhiều di tích nhƣ vậy.

Theo truyền thống dân gian, “Tháng Tám giỗ Cha” là ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm, tại đền Phú Xá, dân làng sửa soạn lại đồ tế khí, nghi vệ Đức thánh Trần và Bùi Thị Từ Nhiên một cách trọng thể để đón nhân dân khắp nơi về dự.

Trong lễ hội tháng Ba, vốn là tháng giỗ Mẹ (Thánh Mẫu - ở đây nói đến Phủ Thƣợng Đoạn) thì tại đền Phú Xá, ngƣời ta mở cửa đền để mừng kị nhật thắp hƣơng cúng tế nữ tƣớng Bùi Thị Từ Nhiên. Ngày mồng 5 tháng Ba âm lịch hàng năm chính là ngày dân làng tƣởng nhớ đến công lao của bà.

Những ngày hội nhƣ vậy, ngƣời dân Đông Hải và rất đông khách thập phƣơng tới tham dự làm lễ tế cúng bái. Từng đám ngƣời gẩy đàn, hát trầu văn theo nhịp trống, nhịp kèn, họ hát theo khoá lễ, từng đợt về nội dung chiến tích công lao to lớn của Đức thánh Hƣng Đạo, về những câu chuyện sự tích làm nên hình tƣợng con ngƣời Ngài đầy anh dũng, bất tử trong lòng tử tôn. Lễ hội tháng Tám rất lớn, sự chuẩn bị bắt đầu từ ngày mồng Một. Phần lễ có đầy đủ các thủ tục, những ngƣời trong ban quản lí di tích đứng ra đảm nhận trách nhiệm này. Trong nghi lễ của đám rƣớc lớn, chủ tế là do nhân dân trong làng tiến cử, những ngƣời tham gia nhƣ rƣớc kiệu, kéo cờ cũng đều đƣợc tuyển chọn kĩ lƣỡng. Ngày hội có những trò chơi dân gian nhƣ cờ tƣớng, chọi gà, dân làng chơi trên sân đền. Lễ vật dâng lên ban thờ gồm hƣơng hoa, quả, oản và một thức rất đặc trƣng là bánh đa nƣớng. Theo nhƣ dân gian truyền lại thì khi xƣa để tích trữ lƣơng khô nuôi quân, Hƣng Đạo Vƣơng sử dụng bánh đa làm thực phẩm chính vì những ƣu thế thuận tiện và hƣơng vị đặc trƣng của nó.

Ngƣời dân Đoạn Xá – Đông Hải đã từ bao đời nay gắn bó với ngôi chùa Vẽ của làng xã mình và các vị thánh đƣợc thờ trong đó. Yêu mến những vị anh hùng dựng nƣớc và giữ nƣớc của làng quê, dân tộc, nhân dân ta với tấm lòng kính phục và trí tƣởng tƣợng phong phú đã thần thánh hoá họ, gắn cho họ tất cả những cái gì là thiêng liêng nhất, cao quý nhất để tôn thờ. Thông qua “Oai linh của thần thánh”, ngƣời nông dân thể hiện sức mạnh của chính bản thân mình, đồng thời cũng nói lên cái ƣớc mong có một sức mạnh huyền bí che chở cho cuộc sống của họ đƣợc bình an nơi thôn dã.

Trong ký ức của nhân dân nhiều làng về sinh hoạt văn hoá xã thôn trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đình thƣờng đƣợc nhắc đến nhiều hơn. Nhƣng ở Đoạn Xá, chùa vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của dân ba làng Đoạn Xá, Thƣợng Đoạn, Vạn Mỹ (nay đã chuyển thành phƣờng). Các ngày lễ tiết ở chùa mở theo chu kỳ hàng năm nhƣ sau:

- Ngày mồng 4 tháng Giêng: Khánh hạ. Dân làng mở hội chùa, tổ chức tế Đức ông. Trong ngày hội ngoài việc thờ Phật, cúng Thánh rất trang nghiêm ở trong chùa, trong điện, trên sân chùa còn tổ chức nhiều trò vui chơi nhƣ: hát đám,

hát ả đào, kể hạnh, diễn chèo…

- Ngày 15 tháng Giêng làm lễ chƣ Phật

- Từ ngày 15 đến hết ngày 24 tháng giêng: nhà chùa tổ chức lễ “dâng sao giải hạn” cho dân làng và thiên nam, tín nữ thập phƣơng.

- Mồng 1 tháng 4: Vào hè. Dân làng làm lễ cầu mát.

- Mồng 8 tháng 4 (nay là 15 tháng 4) tổ chức lễ kỉ niệm ngày Phật đản. Những ngày lễ theo quy định của nhà Phật đều đƣợc tổ chức chu đáo ở chùa Vẽ theo thông bạch của Trung ƣơng Hội Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt chùa Vẽ luôn đƣợc coi là một di tích gắn bó liên quan chặt chẽ với đền Phú Xá, Phủ Thƣợng Đoạn, là hai trong “Tứ linh từ” của huyện An Dƣơng xƣa, nay là huyện An Hải. Cho nên ngày hội lễ ở Phủ Thƣợng đoạn (từ mồng 1 đến 15 tháng 3) và đền Phú Xá (từ mồng 1 đến 20 tháng 8). Chùa Vẽ cũng mở cửa đón khách thập phƣơng và là một điểm không thể thiếu trong tâm linh những ngƣời đi trẩy hội.

Ngày xƣa, khi đình Đoạn Xá chƣa bị phá, ngoài những ngày hội lễ diễn ra ở chùa nhƣ đã kể trên, dân làng Đoạn Xá còn tổ chức lễ hội chung ở đình. Đình Đoạn Xá là một trong hàng chục công trình tƣởng niệm Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938 ở vùng đất ông đã từng lập chiến công xƣa.

Hội làng Đoạn Xá diễn ra từ ngày mồng 6 đến hết ngày mồng 9 tháng 2 âm lịch hàng năm. Làng Đoạn Xá xƣa chia làm hai giáp, giáp Đông và giáp Bắc. Mỗi giáp lại có một miếu riêng của mình. Miếu giáp Đông thờ Đức Bạch Truật, miếu giáp Bắc thờ Thần Cây Gạo. Vào ngày hội mở: Tối mồng 6 tháng 2, dân làng làm lễ nhập tịch, ngày mồng 7, buổi sáng các giáp rƣớc lợn ông Bồ về đình, làm lễ và tổ chức lễ thánh. Buổi tế này do đội tế của làng đảm nhiệm, việc tuyển chọn ngƣời và mọi nghi thức diễn ra giống mọi làng xã quanh vùng. Ngày mồng 8 tháng 2 hai làng Thƣợng Đoạn và Vạn Mỹ rƣớc thần vị của mình về đình Đoạn Xá tham gia hội lễ giao hiếu, giao lân theo lệ cổ. Trong ngày này tổ chức hợp tế giữa ba xã, ngƣời chủ tế đƣợc dành cho làng Đoạn Xá. Khi các làng xã kia vào đám thì dân Đoạn Xá cũng cử một đoàn đại biểu sang dự. Chính việc “kết chạ”, “giao hiếu, giao lân” này đã thắt chặt và tăng cƣờng mối đoàn kết gắn bó các làng xã với nhau trong sự nghiệp chung. Ngày mồng 9 tháng 2 làm lễ kỳ an và kết thúc hội.

Từ sau Cách mạng tháng tám đến nay mọi lễ nghi đã đƣợc giản tiện đi nhiều. Qua truyền thuyết, lễ hội và lễ nghi giúp chúng ta hiểu đƣợc phần nào quan niệm của ngƣời xƣa về thế giới và nhân sinh. Chúng ta tôn trọng tín ngƣỡng của nhân dân, nhƣng cũng kiên quyết bài trừ những tập tục lạc hậu mê tín dị đoan nhằm xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp.

TIỂU KẾT

Hàng ngàn năm lịch sử đã trải qua, ghi dấu những chiến công uy danh lẫy lừng của Hƣng Đạo Đại Vƣơng. Không thể phủ nhận công lao to lớn của Ngài cùng những mãnh tƣớng đem lại cho dân tộc nhiều niềm tự hào về thế hệ cha ông. Những tƣ liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn, những mẩu chuyện đời thƣờng nhƣng chất chứa biết bao hình ảnh ngƣời anh hùng cứu nƣớc, oai phong lẫm liệt luôn là đề tài để những nhà nghiên cứu khoa học tìm tòi. Để từ đó chúng ta có thể hiểu sâu thêm về bản thân, quan niệm và tƣ tƣởng của ông trong một thời đại đầy biến cố, thời thế tạo anh hùng. Con ngƣời đƣợc thần thánh hóa với đầy yếu tố kì bí ngay từ lúc sinh ra cho đến lúc thân xác cùng hòa với núi sông, đó là biểu tƣợng tôn nghiêm của dân chúng. Bởi lòng thành kính đối với Ngài quá lớn lao nên những vị tƣớng, thân nhân của Ngài cũng đƣợc thờ phụng hình thành nên hệ thống Trần triều khá trọn vẹn. Quần chúng không có điều kiện nghiên cứu lịch sử, nhƣng đã rất trung thành với lịch sử, không phân biệt chiến công lớn bé, không bị lệ thuộc về trật tự lễ nghi mà đều tôn vinh, ngƣỡng mộ các vị.

Do đó, việc có hệ thống Trần triều trong tín ngƣỡng Tứ phủ và tín ngƣỡng Đức Thánh Trần đã cho ta thấy ý thức dân tộc rất đậm đà trong tâm thức dân gian. Điều kiện lịch sử cũng cho thấy rằng: hình nhƣ trong lịch sử Việt Nam, ít có triều đại có đƣợc vinh dự trọn vẹn nhƣ nhà Trần. Nhà Trần đƣợc giành vị trí lớn trong tín ngƣỡng Tứ phủ, mà các vƣơng triều khác đều không có đƣợc. Hiện tƣợng này có thể cho thấy, ý thức dân tộc Việt Nam thật là đậm đà ngay cả trong lĩnh vực tâm linh.

Các di tích liên quan đến Trần Hƣng Đạo, tuy không phải di tích nào cũng nhận đƣợc sự quan tâm đúng mực của các cấp chính quyền nhƣng trong lòng những ngƣời dân thì tấm lòng thành kính đối với Ngài không bao giờ đổi thay mà sẽ tồn tại mãi theo từng thế hệ. Công lao và sự nghiệp, cuộc đời Trần Quốc Tuấn đối với ngƣời Việt luôn là tấm gƣơng sáng chói, xây dựng niềm tin, niềm tự hào dân tộc.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN

CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ, PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

MỘT SỐ DI TÍCH THỜ TRẦN HƢNG ĐẠO

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO Ở HẢI PHÒNG (Trang 70 -74 )

×