Lễ hội đền Tràng Kênh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng (Trang 69 - 70)

5. Bố cục

2.5.2 Lễ hội đền Tràng Kênh

Ngày 27-2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Canh Dần), tại đền Tràng Kênh, xã Minh Đức (Thủy Nguyên) – linh từ thờ Quốc công tiết chế Hƣng đạo đại vƣơng Trần Quốc Tuấn trang trọng diễn ra lễ khai ấn. Đây là lần đầu tiên, đền thờ Trần Hƣng Đạo mở lễ khai ấn vào dịp rằm tháng Giêng. Lễ khai ấn thu hút

đông đảo nhân dân và du khách tới dự và xin ấn.

Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Bí thƣ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Văn Thuận tham gia Ban chủ lễ cùng với Thƣợng tọa Thích Thanh Giác – Phó Ban Trị sự Thành Hội Phật giáo Hải Phòng và Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Hải Phòng Lê Văn Thành. Sau nghi thức cúng thần linh của chƣ tăng, Ban chủ lễ dâng hƣơng trƣớc đền thờ Đức Thánh Trần và làm lễ khai ấn. Sau lễ khai ấn, nhân dân và du khách vào đền làm lễ dâng hƣơng để xin ấn cầu mong một năm mới ấm no, mƣa thuận gió hòa…

Lễ khai ấn đầu năm là truyền thống tâm linh của dân tộc cầu cho quốc thái dân an, sức khỏe, công danh và sự nghiệp. Mỗi ngƣời, mỗi nhà đều mong có đƣợc ấn triện của Đức Thánh Trần để mong một năm thuận buồm xuôi gió trong mọi công việc và cuộc sống.

Hàng năm có ba kì lễ hội lớn, đƣợc gọi là các ngày đại lễ trong năm diễn ra tại đền Tràng Kênh đƣợc ấn định

+ Đầu năm: 14 tháng Giêng khai ấn

Từ ngày 14 –16 tổ chức cúng tế, các khách thập phƣơng xa gần, công nhân trong công ty tổ chức làm lễ cúng tế.

+ Ngày 20/8 là ngày giỗ của Đức Thánh Trần

+ Ngày 14 tháng Chạp là ngày khánh thành ngôi đền.

Đền Trần Hƣng Đạo đƣợc đúc ấn tại đây, cứ vào ngày mồng một và ngày 15, ai có nhu cầu xin ấn tín thì đến đây, ấn tín đƣợc đúc từ đền Bảo Lộc ở Nam Định rồi sau đó xin Ngài đồng ý mới chuyển ra đây.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Hải Phòng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)