5. Bố cục
2.1.1 Lịch sử hình thành
Hải Phòng là miền đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời. Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích của ngƣời tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng 4000 đến 6000 năm, với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con ngƣời ở di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000 năm đến hơn 3000 năm; với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tƣớng Lê Chân – ngƣời lập trang An Biên vào đầu Công Nguyên – cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay.
Là vùng đất đầu súng, ngọn giáo, “phên dậu” phía Đông của đất nƣớc, Hải Phòng có vị thế chiến lƣợc trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Ngƣời Hải Phòng với tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cƣờng, năng động, sáng tạo đó từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lƣợc trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm phƣơng Bắc với các chiến thắng trận Bạch Đằng: trận Bạch Đằng - 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng – 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng - 1288 của Trần Hƣng Đạo. Thời nhà Mạc, vì đây là quê hƣơng của nhà Mạc nên vùng này đƣợc chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dƣơng Kinh.
Vào những năm đầu Công Nguyên, Hải Phòng là một làng nhỏ nằm bên bờ sông Cấm. Bà Lê Chân – một nữ tƣớng của Hai Bà Trƣng đã dựng ở đây một trang trại lấy tên là An Biên làm căn cứ chống giặc. Đời Lý - Trần - Lê, Hải Phòng thuộc đất của Hải Dƣơng, thế kỷ XVIII khi giao lƣu thƣơng mại quốc tế phát triển, tàu buôn của nƣớc ngoài đến Việt Nam thƣờng qua Hải Phòng. Năm 1817 tại đây đã lập một bến và gọi tên là Ninh Hải.
Với tên gọi Hải Phòng có ý kiến cho rằng đó là tên viết tắt của cụm từ “Hải tần phòng thủ” – một chức tƣớng của nữ tƣớng Lê Chân. Nhƣng cũng có cách
giải thích khác: Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, đƣợc vua Tự Đức giao phó, đó thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải Phòng sứ. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thƣơng mại ở vùng này gọi là Hải Dƣơng thƣơng chính quan phòng.
Hải Phòng là một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam, ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XIX. Trên địa bàn miền Bắc, Hải Phòng là một đô thị có tuổi đời trẻ nhất so với nhiều đô thị có quá trình tồn tại lâu dài nhƣ Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây …
Nền móng đầu tiên cho Hải Phòng phát triển lên thành đô thị không phải nhƣ thành luỹ trụ sở phong kiến nhƣ Hà Nội, cũng không phải là cảng thị lớn nhƣ Hội An. Nó xuất phát từ làng chài nhỏ gần cửa sông, ở đó có bến tàu thuyền, có trạm thuế quan và đồn canh cửa biển với 2 chức năng: kinh tế và quốc phòng. Sau khi ra đời, do vị trí địa lý thuận lợi, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, Hải Phòng đã nhanh chóng trở thành một thành phố - hải cảng có tầm quan trọng lớn cả về mặt kinh tế – chính trị – quân sự trong phạm vị quốc gia và có tên trên thế giới.
Thành phố Hải Phòng ngày nay đƣợc Quốc Hội nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (nay là Quốc Hội nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) quyết định thành lập vào ngày 27/10/1962, trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An. Cùng với Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng phát triển thành 3 thành phố lớn nhất của Việt Nam.