Hàng thừa kế thứ ba

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế doc (Trang 66 - 69)

Hàng thừa kế thứ ba được quy định để đảm bảo sự nối tiếp về quyền sở hữu tài sản trong dòng họ, đảm bảo quyền lợi của một số người thân gần gũi của người chết có di sản để lại. Nhưng không phải tất cả các văn bản pháp luật về thừa kế ở Việt Nam từ trước đến nay đều quy định về hàng thừa kế này. Tùy từng giai đoạn phát triển của đất nước mà có sự thừa nhận khác nhau về hàng thừa kế này. Trong Bộ luật Hồng Đức, chỉ ghi nhận có hai hàng thừa kế như trên đã phân tích. Đến thời kỳ thực dân đô hộ lại thừa nhận năm thứ tự ưu tiên hưởng

di sản, trong đó thứ tự ưu tiên thứ ba gồm: ông nội, bà nội, các cụ nội của người để lại di sản trong trường hợp ông nội, bà nội của người để lại di sản không còn. Như vậy, ngay từ thời thực dân đã có ý tưởng bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho các cá nhân rất cao. Tuy nhiên, do pháp luật thời kỳ này vẫn mang nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ nên quyền lợi của bên dòng họ nội vẫn được ưu tiên đảm bảo. Các thứ tự ưu tiên thứ ba vẫn chủ yếu là con cháu bên nội tộc.

Đến Sắc lệnh số 97 của chế độ mới không quy định cụ thể có mấy hàng thừa kế mà chỉ nhìn nhận một số những người thuộc diện thừa kế. Thông tư 1742 mặc dù có quy định có hai hàng thừa kế, nhưng trong khi quy định về hàng thừa kế lại khẳng định "về hàng thừa kế khác". Như vậy, việc chỉ xác định một cách chung chung, thiếu cụ thể như vậy đã không tạo được cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho những người thân khác của người để lại di sản trong trường hợp những người ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai không còn. Tiếp theo là Thông tư số 594 chỉ ghi nhận rõ ràng có hai hàng thừa kế. Thông tư 81 tiếp tục kế thừa những quy định của Thông tư 594 và khẳng định rõ nếu ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai không có người thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thì di sản người chết để lại sẽ thuộc về Nhà nước. Điều này người để lại di sản phần nhiều là không mong muốn. Vì thế, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế, tại PLTK năm 1990 và BLDS năm 1995 có quy định thêm hàng thừa kế thứ ba, tại điểm a khoản 1 Điều 679 BLDS năm 1995 quy định: "Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của ng- ười chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột" [8].

Việc quy định mở rộng hàng thừa kế đã đảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ họ hàng với người có di sản để lại khi chết và phù hợp với ý chí của người để lại di sản, là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của các thành viên trong gia đình, củng cố, phát huy tình đoàn kết yêu thương, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình và trong họ hàng.

Mặc dù PLTK và BLDS năm 1995 được đánh giá là có những bước tiến nhất định trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là việc không xếp chắt là hàng thừa kế thứ ba của người chết là cụ nội, cụ ngoại. Việc không quy định như vậy đã không những không đảm bảo quyền lợi cho các thế hệ trực

hệ bề dưới mà còn không thể hiện được tính công bằng của pháp luật. Không có lý do gì mà xếp cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng thừa kế thứ ba của các chắt mà lại không quy định các chắt là hàng thừa kế thứ ba của cụ nội, cụ ngoại. Vì thế, BLDS năm 2005 đã có sự bổ sung kịp thời, khắc phục những hạn chế, thiếu sót của PLTK năm 1990 cũng như BLDS năm 1995. Ngoài việc tiếp tục ghi nhận cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột thuộc hàng thừa kế thứ ba, còn tiếp tục bổ sung chắt cũng thuộc hàng thừa kế thứ ba của cụ nội, cụ ngoại.

Chương 3

Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những qui định của pháp luật Việt Nam

về diện và hàng thừa kế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế doc (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)