- Có trang thiết bị hiện đại với máy móc được gia nhập từ nước ngoài về với đầy đủ
Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lý của khách sạn Đệ Nhất được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Gồm 8 bộ phận : Hành chánh nhân sự, Kế toán tài chính, Bộ phận tiếp tân ( FO), Bộ phận phòng( House – Keeping), Bộ phận nhà hàng ( F & B), Bộ phận Bếp, Bộ phận Kỹ Thuật- Trang trí, Bộ phận Bảo Vệ và vận chuyể tất cả dưới sự chỉ đạo của ban Giám Đốc.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỤM KHÁCH SẠN ĐỆ NHẤT
• Ưu điểm
•Thu hút được các chuyên gia giỏi vào công tác lãnh đạo, phát huy được kiến thức chuyên môn.
•Cơ cấu này đáp ứng được nhu cầu của người quản lý đa năng, giải phóng nhà quản lý khỏi nghiệp vụ chuyên môn.
• Phù hợp với quy mô hoạt động lớn, công tác quản lý phức tạp. • Nhược điểm
•Có quan hệ phức tạp nên dẽ gây mâu thuẫn giữa các phòng ban, bộ phận. • Chồng chéo quyền lực, vi phạm chế độ một thủ trưởng.
PHÓ G.ĐỐC PHÓ G.ĐỐC
KTH
BV TT
• Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty
Bộ máy hoạt động
Ban Giám Đốc
Ở khách sạn Đệ Nhất, ban lãnh đạo bao gồm Giám Đốc và Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Giám Đốc
• Lãnh đạo, quản lý chung và toàn diện các hoạt động của khách sạn
• Trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách sạn
• Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: kế toán tài chính, kế toán tổ chức cán bộ và thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Phó Giám Đốc
• Giúp Giám Đốc giải quyết một số vấn đề và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn.
• Thay thế Giám Đốc khi vắng mặt.
Phòng tổ chức hành chánh nhân sự:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc, có một trưởng phòng và hai phó phòng giúp việc điều hành nghiệp vụ.
• Chịu trách nhiệm về việc quản lý nhân sự, quy định và kỷ luật lao động của toàn bộ nhân viên trong khách sạn theo đúng quy chế của Tổng công ty.
• Theo dõi về lương, thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản bảo hiểm khác và thực hiện các chế độ theo đúng quy định của nhà nước.
• Thực hiện công tác hành chánh văn thư: luân chuyển công văn, thông báo,… đến kịp thời cho Ban Giám Đốc và các bộ phận trong khách sạn.
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhân sự, tiền lương, khuyến khích công nhân viên nâng cao trình độ phù hợp với công việc chuyên môn.
• Quản lý canteen, tủ thuốc y tế cơ quan, côngtác an toàn lao động, vệ sinh công nghệ và y tế.
• Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc quản lý, điêu tiết nhân sự nhằm tổ chức bộ máy nhân sự trong khách sạn ngày càng vững mạnh và đạt hiệu quả cao hơn.
Phòng kế toán tài vụ:
• Quản lý nguồn thu, chi của Khách sạn.
• Phụ trách công tác quản lý tài chính, lập kế hoạch tài chính, hạch toán kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động kinh doanh của khách sạn.
• Tham mưu cho Ban Giám Đốc các vấn đề phát sinh tài chính, thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước và của Tổng công ty. Xây dựng kế hoạch và các đề án kinh doanh, theo dõi gia cả kinh doanh, quản lý tài sản của khách sạn.
• Đề ra các kế hoạch khai thác các nguồn cung ứng hang hóa, vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu kinh doanh của khách sạn.
• Giúp Ban Giám Đốc trong việc xây dựng, điều hành hệ thống thông tin kinh tế, theo dõi các hợp đồng kinh tế của khách sạn với các đơn vị trong và ngoài nước.
Bộ phận tiếp tân:
• Thực hiện công việc nhận đặt phòng, đăng ký và phân phối phòng cho khách. • Quản lý khách lưu trú tại Khách Sạn.
• Cung cấp thông tin, dịch vụ thương mại, báo chí và phương tiện di chuyển cho khách theo yêu cầu.
• Thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh doanh của khách sạn với các đơn vị trong và ngoài nước.
• Thực hiện việc tuyên truyền quảng cáo, nghiên cứu tiếp thị cho các sản phẩm dịch vụ của Khách sạn.
Bộ phận phòng( Housekeeping):
• Phụ trách phòng ngủ, vệ sinh công cộng tại sảnh tiếp tân, đảm bảo vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ luôn sẵn sàng phục vụ khách.
• Tổ chức và điều hành các dịch vụ, giặt ủi, minibar,…theo yêu cầu kinh doanh của khách sạn.
• Phối hợp với các bộ phận khác nhằm đảm bảo yêu cầu an ninh trật tự, an toàn tài sản, PCCC tránh tình trạng hư hỏng mất mát xảy ra.
• Giữ gìn tài sản, vật dụng của khách đánh rơi hoặc bỏ quên trong khách sạn và tìm cách trả lại nhanh nhất cho khách hang.
• Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc nầg cao chất lượng phục vụ phòng ngủ, đẩy mạnh kinh doanh phòng ngủ đạt mức công suất cao và hiệu quả nhất.
Bộ phận nhà hàng (F&B)
• Phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí của khách trong và ngoài Khách Sạn.
• Tổ chức, kinh doanh tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị, hội thảo và các dịch vụ khác nhằm mục đích quảng các sản phẩm khách tại khách sạn.
• Phụ trách kinh doanh nhà hàng đặc sản, phục vụ các món Á, Âu, vũ trường, sân tennis, hội trường, phòng họp, quyầy bar theo yêu cầu của khách hàng.
• Thực hiện công việc trang trí nhà hàng, sảnh tiếp tân, tiệc cưới, hội nghị,… • Tổ chức sắp xếp, trang trí cây cảnh tạo không khí thoáng mát cho Khách sạn. • In ấn các bảng quảng cáo, thiệp chúc, menu tiệc cưới,…phục vụ yêu cầu kinh
doanh của Khách Sạn.
• Đáp ứng những nhu cầu của khách về các lĩnh vực quay phim, chụp ảnh, tổ chức sân khấu biểu diễn, treo cờ,…trong các tiệc cưới, hội nghị, các ngày lễ truyền thống.
• Phối hợp với các bộ phận khác trong việc phục vụ bảo đảm yêu cầu an ninh trật tự, an toàn tài sản và PCCC,…tránh tình trạng hư hỏng mất mát xảy ra.
• Tham mưu cho Ban giám Đốc trong việc phục vụ các món ăn, các loại thức uống, tổ chức nghi thức tiếp tân sang trọng trong các tiệc cưới, hội nghị,…tạo sự thu hút cho khách và đạt doanh thu cao.
• Phụ trách các bếp ăn đáp ứng nhu cầu về ăn uống của khách ngụ tại Khách sạn và khách bên ngoài đến ăn, đặt tiêc, chiêu đãi,…đảm bảo chất lượng và vệ sinh. • Thường xuyên nghiên cứu cải tiến các món ăn trong thực đơn theo mùa ngày
càng hấp dẫn, mới lạ thu hút khách, góp phần nâng cao kinh doanh hàng ăn. • Phối hợp với bộ phận nhà hàng tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách để
tìm cách nâng cao phục vụ món ăn hàng ngày. Kết hợp kế toán để định mức và thiết lập giá bán cho phù hợp.
• Phối hợp với bộ phận Hành chánh – Nhân sự chăm lo bữa ăn giữa ca hằng ngày cho CBCNV.
• Quản lý kho hàng, thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ bếp, chất đốt,… và tổ chức lao động đảm bảo trât tự an toàn. Vệ sinh.
Bộ phận kỹ thuật:
• Phụ trách việc sửa chữa, bảo trì máy móc, trang thiết bị trong phạm vi của khách sạn qui định.
• Tổ chức điều hành và hoạch định chương trình bảo quản định kỳ các phương tiện kỹ thuật, tránh xảy ra các trở ngại kéo dài và có biện pháp sửa chữa kịp thời, đúng mức nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách sạn.
• Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác quản lý, bảo trì các phương tiên an toàn kỹ thuật, giám sát thi công xây dựng, thiết kế các hệ thống mới.
Phòng Bảo Vệ:
• Bảo đảm an toàn cho khách lưu trú, tài sản của khách và tái sản của khách sạn . • Ghi nhận, lập bảng tường trình hằng ngày mhững vấn đề liên quan đến an ninh
trật tự, an toàn PCCC trong toàn khách sạn cho Ban Giám Đốc.
• Phải có đủ kiến thức, nghiệp vụ bảo vệ thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tuân thủ các thủ tục, nguyên tắc , qui định của khách sạn cũng như trong việc phòng chống hỏa hoạn, tai nạn và các vấn đề khẩn cấp khác.
• Giám sát việc chấp hành kỷ luật lao động, nội qui khách sạn của nhân viên. • Theo dõi an toàn lao động trong khách sạn, giám sát việc thực hiện tiết kiệm
• Ngoài ra còn có nhiệm vụ đưa đón, trông coi hành lý cho khách theo nhu cầu của khách sạn
2.1.1.5.2 Số lượng cán bộ CBCNV của Khách sạn Đệ Nhất:
Số lượng CBCNV:
Bảng số 3: Số lượng CBCNV trong khách sạn năm 2007
STT BỘ PHẬN SỐ LAO ĐỘNG
1 Văn phòng 4
2 Phòng TC-HC 13
3 Phòng KTTV 38