Công tác quản lý hành lang đường bộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN (PCM-FASID) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SAU DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM (Trang 82 - 83)

Theo quan sát, có đến phân nửa chiều dài QL5 chạy qua khu dân cưđông đúc. Quy định hành lang an toàn đường bộ dọc tuyến đường theo Tổng cục Đường bộ Việt N am là 20 m chiều rộng, nhưng tại những vị trí qua khu dân cư hiện nay, chiều rộng hầu như không có vị trí nào đảm bảo được 7 m. Thậm chí, nhiều vị trí nhà dân còn nằm sát ngay lềđường như thể hiện trên Hình 3.15. Tình trạng họp chợ còn tùy tiện hơn, hàng quán, người mua bán đứng lấn ra làn đường dành cho xe thô sơ, điển hình như các chợ: Đường Cái (Văn Lâm - Hưng Yên), Thía Mới (Quý Hào - Hưng Yên), Tiền Trung (N am Sách - Hải Dương), Hỗ (Hải Phòng)... như thể hiện trên

Hình 3.16. Có thể nói, đến 1/2 chiều dài tuyến đường này đã bị phố hóa, gây mất tầm nhìn cho lái xe. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà theo lực lượng cảnh sát giao thông 3 tỉnh, thành có tuyến đường đi qua là Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng ghi nhận thường xuyên xảy ra các vụ TN GT nghiêm trọng thời gian gần đây.

- 71 -

27Hình 3.16. Hình ảnh họp chợ trên QL5

Một thực tế khác hiện nay là nhiều diện tích đất trồng trọt dọc QL5 trước đây có thể giúp tầm nhìn lái xe thông thoáng, có thể sử dụng mở rộng QL5 theo chiến lược phát triển giao thông của ngành GTVT trong tương lai, nay hầu như đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng, phân lô bán cho các nhà đầu tư và trở thành các khu công nghiệp. N hưng đáng lưu ý là đa số các KCN dọc tuyến đều không có đường gom, đều đấu nối trực tiếp vào QL5. Thống kê, hiện có tới 270 điểm đấu nối bất hợp pháp trên tổng số 300 điểm đấu nối trực tiếp vào QL5. Hiện tại trên toàn tuyến QL5 có tới 38 lối cắt, 29 ngã ba và 24 ngã tư. Tính ra, trung bình chưa đầy 1 km lại có một lối cắt hoặc ngã rẽ. Theo phản ánh của Công ty Quản lý sửa chữa Đường bộ số 240, hiện có khoảng gần 50 doanh nghiệp đã tự ý mởđường ngang đấu nối trực tiếp vào QL5. Công ty đã có ý kiến phản ánh với địa phương, và lực lượng thanh tra giao thông cơ sở đã nhiều lần lập biên bản, nhưng hầu như đều không giải quyết được vì “sự im lặng” của địa phương20.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN (PCM-FASID) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SAU DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)