N hư đã trình bày ở trên, công tác quản lý vòng đời dự án ở nước ta hiện nay được chia làm bốn giai đoạn như là (1) giai đoạn hình thành dự án, (2) giai đoạn chuNn bị dự án, (3) giai đoạn thực hiện dự án, và (4) giai đoạn kết thúc dự án. N hưng quá trình QLDA theo các giai đoạn đó vẫn chưa được khép kín, và chỉ mới dừng lại ở giai đoạn kết thúc thực hiện đầu tư, thể hiện như trên Hình 2.1.
9Hình 2.1. Chu trình QLDA hiện nay
Theo mô hình trên, dự án được kết thúc sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác, đây mới là giai đoạn kết thúc đầu tư. Trong khi đó, dự án còn được quản lý vận hành và khai thác để đem lại hiệu quảđầu tư cho đến hết chu kỳ dự án (đối với dự án xây dựng đường là 10 năm, 15 năm, hoặc hơn 20 năm). Trong giai
- 20 -
đoạn này hiện chưa có những nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra, hiệu quả, tác động đến môi trường và xã hội khi vận hành, và vấn đề phát triển bền vững của dự án. Bên cạnh đó, do không thực hiện các công tác đánh giá sau dự án nên các nhà quản lý và đầu tư không có được các điều chỉnh cần thiết cho quá trình vận hành đem lại hiệu quả của dự án, và các bài học kinh nghiệm để cho các dự án tiếp theo thực hiện được hiệu quả hơn. N hư vậy, Với mô hình QLDA hiện tại, trong giai đoạn vận hành và khai thác dự án còn tồn tại nhiều bất cập như:
• Không chú trọng vào việc phân tích đánh giá toàn bộ dự án trên quan điểm mức độ thoả mãn các mục tiêu tổng thể và mục đích dự án mà chỉ nặng về nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện.
• Công tác phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án chưa được thực hiện.
• Chưa có các tổng kết (hoặc nghiên cứu) nào nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tưđể rút ra bài học kinh nghiệm chung cho công tác QLDA đầu tư xây dựng CSHT GTVT.
Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước, các dự án đường bộ đang được đầu tư một cách mạnh mẽ bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước. Để đáp ứng được hiệu quả, đảm bảo mục tiêu, phát triển bền vững cho dự án, và đem lại lợi ích cho nhà đầu tư. Đòi hỏi công tác lập và QLDA đầu tư ở nước ta cần phải được hoàn thiện. Mô hình vòng đời dự án cần được chuNn hóa theo các mô hình đang được các nước phát triển trên thế giới sử dụng. Trong luận văn, tác giảứng dụng mô hình PCM-FASID vào đề xuất mô hình QLDA xây dựng CSHT đường bộ tại Việt N am.
Dựa trên cơ sở mô hình PCM-FASID, tác giả đề xuất mô hình QLDA xây dựng CSHT đường bộ tại Việt N am như sau: Vòng đời dự án được chia thành các giai đoạn như (1) Hình thành dự án; (2) Thực hiện dự án giai đoạn chuNn bị thi công; (3) Thực hiện dự án giai đoạn thi công, theo dõi trong quá trình thực hiện, tổng kết và sửa đổi kế hoạch (nếu cần); (4) Hoàn thành dự án bàn giao đưa vào sử dụng; và (5) đánh giá dự án, rút ra bài học kinh nghiệm và thông tin phản hồi như được thể hiện trên Hình 2.2.
- 21 -
10Hình 2.2. Đề xuất chu trình vòng đời dự án ứng dụng mô hình PCM-FASID
Trong chu trình gồm 4 giai đoạn trên được chia thành các bước như sau:
• Bước 1: Hình thành dự án - Trên cơ sở quy hoạch, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các kế hoạch khác của vùng, địa phương. Cơ quan chức năng của vùng, địa phương đó hình thành ý tưởng dự án và chuNn bị đề cương dự án chi tiết trình các cấp có thNm quyền xin phê duyệt vốn.
• Bước 2: ChuNn bị dự án - Trên cơ sởđề cương dự án chi tiết và nguồn vốn được phê duyệt. Tiến hành lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật. Đánh giá hiệu quả dự án và xác định tổng mức đầu tư. Xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Xây dựng và biên soạn toàn bộ công việc của công tác QLDA xây dựng theo từng giai đoạn của quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- 22 -
• Bước 3: Thiết kế dự án - Thành lập Ban Điều hành quản lý chung dự án. Tuyển chọn nhà thầu Tư vấn thiết kế và các nhà tư vấn phụ. Quản lý các hợp đồng tư vấn (soạn thảo hợp đồng, phương thức thanh toán). Triển khai công tác thiết kế, và các thủ tục xin phê duyệt quy hoạch. ChuNn bị cho giai đoạn thi công xây dựng. Xác định dự toán, tổng dự toán công trình.
• Bước 4: ThNm định dự án - Trình các cấp có thNm quyền thNm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng mức đầu tư.
• Bước 5: Thi công xây dựng - Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơđấu thầu. Quản lý và giám sát chất lượng. Lập và quản lý tiến độ thi công. Quản lý chi phí dự án (tổng mức đầu tư, dự toán, tạm ứng, thanh toán vốn). Quản lý các hợp đồng (soạn hợp đồng, phương thức thanh toán). Theo dõi quá trình thực hiện dự án, tổng kết đánh giá và thay đổi kế hoạch (nếu cần).
• Bước 6: Hoành thành và đánh giá - N ghiệm thu bàn giao công trình, lập hồ sơ quyết toán công trình, bảo hành, bảo trì, bảo hiểm công trình và đánh giá sau dự án.
Trong chu trình QLDA, theo dõi và đánh giá là công cụ quản lý quan trọng để kiểm tra tiến độ thực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết định đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Thông qua việc xem xét kỹ lưỡng công việc, tổ chức quản lý có thể thiết kế các chương trình và hoạt động một cách hiệu quả hơn và mang lại những lợi ích lớn hơn cho xã hội.
Theo dõi là việc thu thập và phân tích liên tục hay thường xuyên theo định kỳ các dữ liệu về tình hình thực hiện nhằm xem xét tiến độ của một chương trình, dự án đầu tư. Mục đích của theo dõi là báo hiệu bất kỳ một sựđiều chỉnh cần thiết nào cho các bước thực hiện tiếp theo nhằm đảm bảo hơn sự thành công. Theo dõi trước hết là một hoạt động nội bộ - một phần thiết yếu của hoạt động quản lý tốt, và vì thế là một phần cấu thành của công tác quản lý hàng ngày. Theo dõi là trách nhiệm của những người quản lý quá trình triển khai thực hiện chương trình, dự án và thường do cán bộ của Ban QLDA tiến hành, đôi khi có sự trợ giúp của nhà thầu hoặc tư vấn.
- 23 -
Đánh giá là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, tính hiệu suất, tính hiệu quả, tính tác động và tính bền vững của một dự án đầu tư. Đánh giá cung cấp cho các bên liên quan thông tin về kết quả và tác động của dự án đầu tư và bằng chứng cho thấy các kết quả này có khả năng bền vững hay không. Các thông tin cũng được sử dụng để rút ra các bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và chuNn bị cho các dự án đầu tư mới trong tương lai.
Đánh giá được thực hiện tại 4 giai đoạn trong chu trình đầu tư:
• Đánh giá sơ bộ hay đánh giá đầu kỳ (một số nhà tài trợ còn gọi là thNm định) – là đánh giá ban đầu được thực hiện ngay khi bắt đầu một dự án, tập trung vào tính phù hợp, tính hiệu suất, tính hiệu quả, tính tác động và tính bền vững của dự án.
• Đánh giá giữa kỳ – do nhóm chuyên gia đánh giá độc lập phối hợp với cán bộ quản lý tiến hành, tập trung đánh giá tính phù hợp và tính hiệu quả.
• Đánh giá tác động hay đánh giá sau dự án – do các chuyên gia đánh giá độc lập tiến hành, thường vào khoảng 2 đến 5 năm sau khi hoàn tất đầu tư với trọng tâm là tính phù hợp, tính hiệu suất, tính hiệu quả, tính tác động và tính bền vững của dự án.
• Giám sát sau dự án – đánh giá độc lập tiến hành, thường vào khoảng 7 năm sau khi hoàn tất đầu tư với trọng tâm là tính hiệu quả, tính tác động và tính bền vững của dự án.
Các hoạt động đánh giá và theo dõi được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án như thể hiện trong Bảng 2.1và Bảng 2.2.
4Bảng 2.1. Loại và thời gian đánh giá trong chu trình dự án
Loại đánh giá Thời gian Đối tượng dự án
Đánh giá đầu kỳ Trước khi phê duyệt vốn Tất cả các dự án Đánh giá giữa kỳ 5 năm sau khi tiến hành dự án Một số dự án điển hình Đánh giá sau dự án 2 năm sau khi dự án hoàn thành Tất cả các dự án Giám sát sau dự án 7 năm sau khi dự án hoàn thành Một số dự án điển hình
- 24 -
5Bảng 2.2. N ăm tiêu chí đánh giá và các giai đoạn đánh giá khác nhau
Năm tiêu chí đánh giá Mô tả chung Đánh giá đầu kỳ Đánh giá giữa kỳ Đánh giá sau dự án Giám sát sau dự án Phù hợp Thống nhất các mục tiêu dự án với các ưu tiên phát triển và chính sách 9 9 9 Hiệu suất Hiệu suất của chuyển đổi đầu vào đến đầu ra 9 9 Hiệu quả Thành tựu về mục đích của dự án bằng cách sử dụng các kết quảđầu ra 9 9 9 9 Tác động Trực tiếp và các hiệu ứng gián tiếp bao gồm cả dự án đạt được mục tiêu tổng thể 9 9 9 Tính bền vững Lợi ích liên tục của dự án
trong trung và dài hạn 9 9 9
Nguồn: JBIC (2008) [15]
Trong Bảng 2.3, tác giả tổng hợp và so sánh mỗi liên hệ giữa chu trình QLDA của Việt N am hiện nay và mô hình theo PCM-FASID. Dựa trên các nguyên tắc của mô hình PCM-FASID, tác giả đề xuất mô hình quản lý vòng đời dự án có tích hợp phương thức đánh giá sau dự án nhằm áp dung cho dự án xây dưng CSHT đường bộ tại Việt N am
- 25 -
Bảng 2.3. Liên hệ giữa các chu trình quản lý vòng đời dự án
Giai đoạn Mô hình hiện hành Theo PCM-Fasid Mô hình đề xuất
Giai đoạn 1 Bước 1: Hình thành dự án Bước 1: Xác định dự án Bước 1: Hình thành dự án Bước 2: Phát triển dự án Bước 2: Phát triển dự án
Bước 3: Triển khai các bước thiết kế dự án, lập tổng mức đầu tư
Bước 3: Triển khai các bước thiết kế dự án, lập tổng mức đầu tư Giai đoạn 2 Bước 4: ThNm định và phê duyệt Bước 2: Lập kế hoạch, hình thành và chuNn bị dự án Bước 3: ThNm định, phê duyệt dự án Bước 4: ThNm định và phê duyệt Giai đoạn 3 Bước 5: Thực hiện, theo dõi, tổng kết và sửa đổi kế hoạch (nếu cần) Bước 4: Thực hiện, theo dõi và sửa đổi kế hoạch khi cần thiết Bước 5: Thực hiện, theo dõi, tổng kết và sửa đổi kế hoạch (nếu cần) Giai đoạn 4 Bước 6: Hoàn thành, bàn giao, quyết toán công trình đưa vào vận hành và khai thác Bước 5: Hoàn thành và Đánh giá lại dự án và thông tin phản hồi, Kiến nghị cho dự án hiện tại và bài học kinh nghiệm cho các dự án đầu tư khác được hiệu quả. Bước 6: Hoàn thành, bàn giao, quyết toán, công trình đưa vào vận hành và khai thác. - Đánh giá dự án, đưa ra các kiến nghị phục vụ cho việc QLDA hiện tại. - Đánh giá sau dự án để rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho việc đầu tư các dự án khác được hiệu quả hơn.
- 26 -