Hoàn thiện hệ thống luật pháp về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Trang 55 - 58)

Để vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trở thành trách nhiệm của mọi thành phần tham gia vào dây truyền thực phẩm (từ khâu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng) cần có những quy định mang tính pháp lý cao bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Hình thành một hệ thống pháp lý chặt chẽ, toàn diện liên quan đến sản xuất và tiêu dùng thực phẩm và đồ uống là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và khách du lịch trên địa bàn Hà Nội. Chính sự hiện diện của các quy định pháp lý về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm có tác dụng thuyết phục một lượng khách du lịch quốc tế lớn như vậy và các hãng lữ hành nhận các tour du lịch đến Việt Nam và Hà Nội. Họ cảm thấy tin tưởng hơn khi đến một vùng du lịch có các quy định rõ ràng để bảo vệ sức khoẻ cho du khách du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm ăn uống trong chuyến du lịch của mình.

Trong hệ thống pháp lý hiện nay, Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 là văn bản pháp quy cao nhất quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng. Tuy nhiên để có thể triển khai Pháp lệnh này một rộng rãi cần ban hành các Nghị định và thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Pháp lệnh.

Du lịch là một lĩnh vực hoạt động của xã hội với đòi hỏi cao hơn so với mức độ trung bình của xã hội về chất lượng hàng hoá, dịch vụ trong tiêu dùng. Đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm rất nhạy cảm đối với mọi người khi đi du lịch. Khách du lịch thường có tâm lý không an tâm nhất là những vấn đề về sức khoẻ của họ khi rời khỏi nơi sinh sống thường xuyên. Trong việc tiêu dùng thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, khách du lịch thường có đòi hỏi cao về an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, ngoài những văn bản pháp quy chung được áp dụng cho toàn xã hội, hệ thống pháo lý cần được bổ xung những văn bản quy định riêng về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực du lịch. Những văn bản này sẽ làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý được hoàn chỉnh hơn. Đât là giải pháp có ý nghĩa lâu dài và là tiền đề cho việc triển khai các biện pháp quản lý khác. Để triển khai giải pháp này Tổng cục Du lich có thể tiến hành một số công việc sau:

+ Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của ngành du lịch.

Đối với ngành du lịch, do tính chất đặc thù trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) cần thiết phải ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành để áp dụng cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Đây là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp lý để thực hiện được vệ sinh về an toàn thực phẩm trong ngành du lịch. Tiêu chuẩn này bao gồm một hệ thống các yêu cầu và nguyên tắc được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và bắt buộc các cơ sở kinh doanh ăn uống du lịch phải thực hiện. Tuy nhiên các yêu cầu đưa ra cần đưa mang tính chuyên ngành và thường phải cao hơn các tiêu chuẩn chung của Việt Nam, tiến tới tương xứng với tiêu chuẩn của các nước phát triển – nơi sinh sống của phần lớn các du khách quốc tế. Có như vậy mới làm cho du khách yên tâm khi đi du lịch tại Việt Nam. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành du lịch sẽ bao gồm hệ thống các chỉ tiêu định tính

và định lượng, được tập hợp theo một số bao quát toàn bộ quá trình từ nhập nguyên liệu thực phẩm đến bảo quản, chế biến và phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch.

Tổng cục Du lịch cần thành lập nhóm công tác xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do vụ khách sạn chủ trì với sự tham gia của các đơn vị liên quan: Vụ Pháp chế, Viện nghiên cứu phát triến du lịch, các chuyên gia của cục môi trường – Bộ tài nguyên và môi trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – BộY tế.

Trên cơ sở đó, Sở Du lịch Hà Nội có những quy định cụ thể đối với các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.

+ Quy định về treo biển hiệu.

Treo biển hiệu thể hiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là một biện pháp mang lại hiệu quả quản lý ở một số nước. Thông thường biển hiệu do cơ quan quản lý của Nhà nước cấp như một bằng chứng về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh. Biện pháp này được áp dụng sẽ đạt được hai mục đích: Thứ nhất, khách hàng được hưởng quyền lợi các nhà hàng ăn uống đảm bảo sức khoẻ cho họ; Thứ hai, các cơ sở kinh doanh được treo biển hiệu sẽ phải luôn chú trọng đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo uy tín của mình. Tổng cục Du lịch có thể quy định các cơ sở khách sạn, nhà hàng du lịch đảm bảo đủ tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp chứng nhận và treo biển hiệu thể hiện cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian kinh doanh nếu những cơ sở này để xảy ra những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và bị tước giấy chứng nhận, biển hiệu trong một thời gian nhất định. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh cần phải làm lại thủ tục xin đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng môi trường hiện đang được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. Một số khách sạn của Việt Nam đã đăng ký thực hiện theo tiêu chuẩn này. Theo các chuyên gia của Tổng cục Du lịch, nếu các khách sạn, nhà hàng du lịch đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 thì đồng thời cũng đảm bảo được yêu cầu về vệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w