Yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Trang 52 - 55)

Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch là một yêu cầu vừa có tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp phát triển du lịch của Việt Nam nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng. Chất lượng phục vụ du lịch là một khái niệm tổng hợp, liên quan đến nhiều yếu tố, thành phần cấu thành nên một chuyến du lịch. Mục tiêu cuối cùng của việc nâng cao chất lượng phục vụ phục vụ du lịch là đạt được hiệu quả kinh doanh, thu hút được nhiều khách du lịch tiêu dùng sản phẩm du lịch thông qua việc phấn đấu đảm bảo sự hài lòng cao nhất cho khách du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch.. Yêu cầu về nâng cao chất lượng phục vụ du lịch cần được cụ thể hoá trong từng khâu, lĩnh vực dịch vụ, như: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn, lữ hành và các dịch vụ phục vụ khách khác.

Trong lĩnh vực phục vụ ăn uống cho khách du lịch, yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ cần được tập trung vào ba nhóm cơ bản sau:

Nhóm1: Các yêu cầu về nâng cao chất lượng món ăn, đồ uống phục vụ khách du lịch. Các yêu cầu này thực chất là yêu cầu về chất lượng thực phẩm cần được cung cấp ở tất cả các cơ sở phục vụ ăn uống cho khách du lịch, không phụ thuộc vào kiểu, thứ hạng, vị trí địa lý, thời gian phục vụ và yêu cầu về kỹ thuật chế biến món ăn.

Nhóm 2: Các yêu cầu về nâng cao chất lượng tổ chức phục vụ nhu cầu

ăn uống. Đối với nhóm yêu cầu này, vấn đề chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của đội ngũ phục vụ trực tiếp và hệ thống quản lý của các cơ sở kinh doanh ăn uống. Đặc điểm của các yêu cầu này thường phụ thuộc vào kiểu, thứ hạng của cơ sở kinh doanh ăn uống, hình thức kinh doanh dịch vụ, thời gian phục vụ.

Nhóm3: Các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các yêu

cầu này liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch, không để xảy ra các trường hợp ngộ thực phẩm. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và nhậy cảm đối với kinh doanh du lịch hiện nay.

Theo cách đặt vấn đề như trên, rõ ràng là vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng (nhiều khi là quyết định) đến chất lượng phục vụ du lịch. Chính những yêu cầu về nâng cao chất lượng phục vu du lịch là một trong những cơ sở mang tính tền đề để đề ra các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong ngành du lịch. Từ đó làm tăng mức độ hài lòng của khách du lịch, đạt được mục tiêu của yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ.

-Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Từ những phân tích đánh giá tình hình thực tiễn về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các khách trên đại bàn Hà Nội có thể thấy một số vấn đề sau:

+ Mọi người khi đi du lịch đều có nhu cầu và mong muốn thực phẩm mà họ tiêu dùng phải được đảm bảo an toàn và phù hợp

+ Những bệnh tật do thực phẩm gây ra, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm làm tổn hại nghiêm trọng đến kinh doanh du lịch: thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến cơ sở kinh doanh, làm mất lòng tin đối với khách hàng, ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

+ Công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trong ngành du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, Hà Nội ngày càng thu hút và đón nhiều du khách đặc biệt là du khách quốc tế chính vì vậy vấn đề cần thiết phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách là một tất yếu và ngày càng phải nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CÁC KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CÁC KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn có thể rút ra kết luận: bảo vệ khách du lịch khỏi những điều kiện gây ngộ độc thức ăn là một trong những trách nhiệm hàng đầu của người kinh doanh du lịch,khách sạn, nhà hàng. Nói cách khác, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu tiên quyết cần được các đơn vị kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, thực hiện. Trong cơ chế thị trường, một đơn vị kinh doanh thường cần có nhiều thời gian để gây dựng nên danh tiếng, uy tín cho mình, tạo niềm tin đối với khách hàng. Chính vì vậy việc kinh doanh sẽ bị thiệt hại lớn hoặc có thể đóng cửa nếu để xảy ra các sự cố về ngộ độc thực phẩm ở các nhà hàng, khách sạn của mình do yếu kém trong khâu quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống.

Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm ăn uống trong thời gian du lịch tại Hà Nội, cần tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực này từ cấp vĩ mô đến vi mô. Về nguyên tắc chung, các biện pháp quản lý phải được tiến hành đồng bộ thì hiệu lực quản lý mới được bảo đảm.

Sự không nhất quán, thiếu tích cực ở các khâu trong quá trình quản lý sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là bảo đảm sức khoẻ cho khách du lịch.

Từ những phân tích, đánh giá tình hình thực tế như trên trên địa bàn Hà Nội, có thể đề xuất một số giải pháp cơ bản mang tính vĩ mô và vi mô nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho du khách trong các khách sạn trên địa bàn Hà Nội như sau:

3.2.1 Các giải pháp thuộc quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w