VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨ MỞ NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Trang 25 - 30)

TA

Là một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khi chưa có Luật thực phẩm vì vậy bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề cần được hết sức quan tâm. Bảo vệ nòi giống và sức khoẻ lâu dài của nhân dân trong cộng đồng các dân tộc là sự nghiệp chung và là trách nhiệm của toàn dân. Đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, chính quyền các cấp cũng như các Bộ, Ngành, các Tổ chức xã hội, công tác quản lý Nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã có rất nhiều cố gắng, đẩy lùi từng bước tình trạng ngộ độc thực phẩm, đem lại hiệu quả rõ ràng. Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một quá trình sử dụng hợp lý các nguồn lực kinh tế – xã hội (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để thực hiện chức năng quản lý là:

- Lập kế hoạch

- Giám sát kiểm tra

- Đánh giá thực hiện kế hoạch nhằm đạt kết quả tối đa về an toàn thực phẩm và giảm tới mức tối thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Rõ ràng là công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ nòi giống, sức khoẻ cộng đồng. Để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 15/4/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản số 08/1999/CT-TT về công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ thị nêu rõ:

- Từ năm 1999, hàng năm tổ chức “Tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ Y tế tổ chức để huy động mọi lực lượng toàn xã hội tham gia phòng chống ngộ độc thực phẩm.

- Giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thường xuyên thực hiện các việc sau:

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tới từng cơ sở và cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Huy động các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền thích hợp để giáo dục, hướng dẫn nhân dân cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn và các dịch bệnh do ăn uống gây ra.

+ Chỉ đạo các Sở Y tế chủ trì, phối hợp với thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý nghiêm khắc các vi phạm pháp luật về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Xã hội hoá các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức huy động lực lượng các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể quần chúng tham gia các hoạt động vì chất lượng vệ

sinh an toàn thực phẩm tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng phát huy tinh thần tự bảo vệ mình cùng với cơ quan y tế phát hiện và đấu tranh kịp thời với các biểu hiện vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các tổ chức và cá nhân kinh doanh các dịch vụ ăn uống.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao trách nhiệm cho các Bộ, Ngành: - Bộ Y tế có trách nhiệm:

+ Là đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành, Tổ chức chính trị, kinh tế xã hội trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện và duy trì kết quả hoạt động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền giao dục chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên Thủ tướng.

+ Chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp với các cơ quan quản lý chất lượng các Bộ, Ngành liên quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành hữu quan xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Kế hoạch và kinh phí hàng năm của hoạt động này được bổ sung vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của Bộ Y tế.

+ Cùng với việc giao trách nhiệm cho Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Công an, Bộ Thương Mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính….

Hệ thống tổ chức về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương được kết nối một cách hợp lý những mối quan hệ

ngành dọc và liên ngành hữu quan khá chặt chẽ bởi hệ thống của những văn bản pháp quy.

- Tổng Cục Du lịch có trách nhiệm:

Trên thực tế từ ngày thành lập lại Tổng Cục Du lịch là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch có trách nhiệm trước Chính phủ như các Bộ, Ngành khác. Thực hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TT ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Tổng Cục Du lịch có trách nhiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm tại các cơ sở thuộc ngành quản lý; chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành hữu quan thực hiện. Với nội dung chủ yếu:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm (Quy chế bảo vệ môi trường trong du lịch).

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm.

+ Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm.

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w