Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

Một phần của tài liệu 218204 (Trang 37 - 40)

Những ngành nghề khác nhau sẽ có những yếu tố rủi ro đặc trưng khác nhau. Một trong những yếu tố gây tác động không thuận lợi cho các ngành nghề là yếu tố vốn. Bởi lẽ không đủ vốn lớn mạnh ngành nghề đó sẽ không đủ sức cạnh tranh rất dễ phá sản. Nhưng không một nhà kinh doanh nào luôn đủ vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển các ngành nghề này cần vốn từ các ngân hàng.

Cho vay của ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhận thấy được điều đó NHCT.AG đã không ngừng tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Một trong những giải pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro đó là đa dạng hóa đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành nghề, đa lĩnh vực.

Bảng 4.2.3. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

ĐVT: Triệu đồng

06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 207.552 302.829 526.654 95.277 45,9 223.825 73,9 Công nghiệp 478.522 613.841 655.157 135.319 28,3 41.316 6,7 Xây dựng 23.061 57.292 86.371 34.231 148,4 29.079 50,8 TM – DV 415.103 638.396 800.513 223.293 53,8 162.117 25,4 Khác 28.826 24.554 37.919 -4.272 -14,8 13.365 54,4 Tổng 1.153.064 1.636.912 2.106.614 483.848 42,0 469.702 28,7

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang

Đặc thù An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn của NHCT.AG không tập trung vào các ngành nghề trong lĩnh vực nông

nghiệp mà ngân hàng cho vay tất cả các ngành nghề có nhu cầu vốn để duy trì và phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Dựa vào biểu đồ 4.2.2 cho thấy NHCT.AG đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều ngành nghề, tạo thế cân bằng trong quá trình cho vay. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 42% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tiếp đến là thương mại – dịch vụ chiếm 36%.

Biểu đồ 4.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

18 42 2 36 2 19 37 4 39 2 25 31 4 38 2 0 10 20 30 40 50% 2006 2007 2008 Năm

Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng TM-DV Khác

Đến năm 2007 thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 39% tăng hơn năm 2006 với tỷ lệ tăng 53,8%, tiếp theo là công nghiệp chiếm 37% tăng 28,3% so với năm 2006. Giai đoạn 2006 – 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng ở tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp,... Sự tăng trưởng khả quan như vậy do giai đoạn này tỉnh nhà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp được duy trì và tiếp tục phát triển còn công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụđược chú trọng đầu tư phát triển nhiều hơn.

Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng cao nhất là ngành xây dựng tăng 148,4% so với năm 2006. Với hướng phát triển mạnh công nghiệp và thương mại – dịch vụđể từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã tạo điều kiện cho xây dựng phát triển để trang bị cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển vững chắc là nền tảng tốt để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Năm 2007 là năm kinh tế An Giang đạt thắng lợi lớn trong vòng 17 năm qua, nhu cầu vốn tăng cao tạo điều kiện tốt cho hoạt động của NHCT.AG.

Năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế An Giang cũng chịu tác động dây chuyền, nhu cầu vốn của các ngành có tăng nhưng tốc độ tăng không cao như tốc độ tăng của giai đoạn 2006 – 2007. Sự biến động giá cả đã tác động đến nhiều ngành nghề trong đó nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất, dẫn đến nhu cầu vốn để duy trì sản xuất tăng cao vì thế năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông nghiệp tăng 73,9% so với năm 2007 thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn của ngành thương mại – dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao chiếm 38%, kếđến là doanh số cho vay của ngành công nghiệp chiếm 31% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng vào năm 2008.

™ Nông nghip:

Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, sản xuất của các hộ nông dân cũng ngày càng tăng. Các hộ nông dân vay vốn đểđầu tư thêm chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Trong đó có nuôi trồng thủy sản đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn, mang lại giá trị xuất khẩu cao là thế mạnh của tỉnh nhà sau cây lúa. Ngư nghiệp của An Giang rất cần được sự quan tâm, đầu tư phát triển của ngân hàng. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó NHCT.AG đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng qua các năm.

Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 207.552 triệu đồng đến năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 302.829 triệu đồng tăng 45,9% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 526.654 triệu đồng tăng 73,9% so với năm 2007 (bảng 4.2.3). Có được kết quả như vậy do NHCT.AG đã thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vay phát triển vùng nông thôn, góp phần nâng cao đời sống của bà con nông dân trên cơ sởđầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

™ Công nghip:

Các ngành công nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực Long Xuyên bao gồm các khu công nghiệp Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống nhu cầu vốn của ngành nghề này rất lớn nhất là trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, có nhiều sựđào thải theo quy luật của thị trường. Còn ngành công nghiệp ở các huyện còn rất non trẻ nên gặp rất nhiều trở ngại trong sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành công nghiệp tăng từ 2006 – 2008 là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, dấu hiệu sống lại của ngành. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp năm 2006 là 478.522 triệu đồng, năm 2007 là 613.841 triệu đồng tăng 28,3%. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 655.175 triệu đồng tăng 6,7% so với năm 2007 (bảng 4.2.3).

™ Thương mi – dch v:

Đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của NHCT.AG, phù hợp với định hướng chung của NHCT.VN là tăng dần tỷ trọng cho vay thương nghiệp. Doanh số cho vay ngắn hạn thương mại – dịch vụ năm 2006 là 415.103 triệu đồng đến năm 2007 là 638.396 triệu đồng tăng 53,8% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 800.513 triệu đồng tăng 25,4% so với năm 2007 (bảng 4.2.3).

™ Khác:

Cho vay các ngành khác ởđây là cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay tiêu dùng. Trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên, và đây là lĩnh vực cho vay ít gặp rủi ro.

Qua sự phân tích trên cho thấy hoạt động ngân hàng đã có chuyển biến khả quan và tình hình cho vay của của Chi nhánh đang tăng trưởng tốt. Để đạt được doanh số cho vay ngắn hạn như vậy là do ngân hàng đã có chính sách kinh doanh thích hợp đối với các khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mới đến giao dịch.

Tóm lại huy động vốn là một vấn đề nhưng sử dụng vốn huy động đó như thế nào để đạt hiệu quả nhất lại là một vấn đề khác. Cho vay là hoạt động chiếm lượng vốn lớn trong ngân hàng và chính cho vay cũng đem lại thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Vì

thế làm thế nào để công tác cho vay đạt chất lượng luôn là mục tiêu của toàn thể cán bộ, công nhân viên của ngân hàng. Không những cho vay mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà cũng góp phần vào sự phát triển của tỉnh như những chương trình cho vay xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống và những kiến trúc khác hay đầu tư vào máy móc thiết bị để nâng cao năng suất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tếđầy những thuận lợi song cũng đầy những thách thức, rủi ro.

Một phần của tài liệu 218204 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)