Bảng 4.2.11. Nợ quá hạn ngắn hạn theo địa bàn
ĐVT: Triệu đồng
2006/2007 2007/2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm
2008 Số tiền % Số tiền %
Long Xuyên 2.544 1.758 2.622 -786 -30,9 864 49,1 Các huyện khác 2 219 139 217 10.850 -80 -36,5
Tổng 2.546 1.977 2.761 -569 -22,3 784 39,7
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang
Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn của Long Xuyên chiếm tỷ trọng cao hơn các huyện khác. Nợ quá hạn ngắn hạn của Long Xuyên cũng lớn hơn so với các huyện khác. Long Xuyên là địa bàn đem lại cho NHCT.AG nguồn thu nhập lớn thế nhưng tại đây cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Biểu đồ 4.2.8. Nợ quá hạn ngắn hạn theo địa bàn
95,0 88,9 99,9 5,0 11,1 0,1 2.761 1.977 2.546 0 20 40 60 80 100 120 % 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 Triệu đồng
Long Xuyên:
Dựa vào biểu đồ 4.2.8 cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn của Long Xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn ngắn hạn của địa bàn Long Xuyên chiếm khoảng 88 – 95% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng trong giai đoạn 2006 – 2008. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 99,9%, năm 2007 chiếm 88,9% và chiếm 95% vào năm 2008 so với tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Sự biến động nợ quá hạn ngắn hạn của Long Xuyên có chiều hướng giống như biến động nợ quá hạn ngắn hạn theo đối tượng khách hàng doanh nghiệp giảm vào năm 2007 sau đó tăng vào năm 2008.
Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn của Long Xuyên là 2.544 triệu đồng, năm 2007 là 1.758 triệu đồng giảm 30,9% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn là 2.622 triệu đồng tăng 49,1% so với năm 2007. Nợ quá hạn ngắn hạn năm 2007 giảm do ngân hàng đã cố gắng trong việc động viên khách hàng trả nợ bằng cách dùng nguồn vốn khác hay tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Sang năm 2008 do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp, công ty,... đều thấp có khi thua lỗ nên nguồn vốn không đủ để trả nợ cho ngân hàng. Vì ở Long Xuyên tập trung rất nhiều doanh nghiệp, công ty.
Các huyện khác:
Sự biến động nợ quá hạn ngắn hạn ở các huyện khác cũng giống như sự biến động nợ quá hạn ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân. Ở các huyện chủ yếu cho vay hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ và cho vay tiêu dùng nên nợ quá hạn ngắn hạn biến động không nhiều nhưđịa bàn Long Xuyên. Nợ quá hạn ngắn hạn của các huyện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng.
Nợ quá hạn ngắn hạn ở các huyện vào năm 2006 là 2 triệu đến năm 2007 là 219 triệu đồng tăng 108,5% so với 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn là 139 triệu giảm 36,2% so với năm 2007. Tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn ở các huyện khác vào năm 2007 là 43,1% (bảng 4.2.2 trang 25) trong khi tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn là 10,5% (bảng 4.2.8 trang 37) làm cho nợ quá hạn ngắn hạn tăng trong năm 2007. Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn giảm thể hiện chất lượng tín dụng ở các huyện tăng lên. 4.2.4.3. Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành Bảng 4.2.12. Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành ĐVT: Triệu đồng 2006/2007 2007/2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 969 0 398 -969 -100 398 0 Công nghiệp 0 0 811 0 0 811 0 Xây dựng 0 0 1.500 0 0 1.500 0 TM – DV 1.389 1.977 7 588 42,3 -1.970 -99,6 Khác 188 0 45 -188 -100 45 0 Tổng 2.546 1.977 2.761 -569 -22,3 784 39,7
Biểu đồ 4.2.9. Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành
NHCT.AG đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh An Giang, góp phần thực hiện tốt 3 chương trình lớn của tỉnh đề ra: “khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư”.
Chất lượng tín dụng của NHCT.AG có sự khác biệt giữa các ngành. Dựa vào bảng số liệu 4.2.12 cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn của NHCT.AG tập trung nhiều nhất là ngành thương mại – dịch vụ và ngành xây dựng trong giai đoạn 2006 – 2008.
Nông nghiệp:
Nợ quá hạn ngắn hạn vào năm 2006 là 969 triệu đồng đến năm 2007 đã giảm 100%, không còn nợ quá hạn ngắn hạn nhưng sang năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 398 triệu đồng. Năm 2007 nông nghiệp không có nợ quá hạn ngắn hạn do nông nghiệp An Giang có những thành tựu đáng kể, đặc biệt là thành công lớn trong nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá tra, cá basa. Diện tích nuôi trồng ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu tương đối thuận lợi. Giá lương thực tăng cao nên các hộ nông dân, các hộ chăn nuôi thủy sản đã trảđược nợ cho ngân hàng.
Năm 2008 nông nghiệp An Giang đối mặt với nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp của dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, người chăn nuôi gặp khó khăn do giá con giống, giá thức ăn đầu vào tăng cao,... Giá cá tra nguyên liệu thiếu ổn định, giảm dưới mức giá thành trong thời gian dài trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Việc tiếp cận vốn ngân hàng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế về lãi suất, chống lạm phát làm cho người chăn nuôi gặp khó khăn, thua
2008 14 % 29 % 54 % 3 % 0 %
Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng TM-DV Khác
2007 100 % 2006 38 % 7 % 0 % 0 % 55 %
Những biến động của giá cả thị trường với tình trạng giá lúa, giá cá tăng giảm trong thời gian dài đã tác động đến đời sống của người dân đã làm tăng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng.
Thương mại – dịch vụ:
Trong giai đoạn 2006 – 2008 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn là 1.977 triệu đồng tăng 42,3% so với năm 2006. Sang năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm đáng kể chỉ còn 7 triệu đồng giảm 99,6% so với năm 2007.
Năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tình trạng lạm phát làm cho thương mại – dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng. Giá xăng dầu tăng là một trong những nguyên nhân làm cho giá các mặt hàng và dịch vụ tăng lên làm cho việc trả nợ ngân hàng khó khăn.
Sang năm 2008 thương mại – dịch vụ vẫn chịu những biến động tiêu cực nhưng nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm. Nguyên nhân do những tháng đầu năm tình hình kinh tế phát triển thuận lợi, mạng lưới kinh doanh phát triển mạnh không chỉ ở thành thị mà cả những khu vực nông thôn. Xuất khẩu được thuận lợi do giá cả và nhu cầu thị trường thế giới tăng mạnh. Doanh số cho vay ngắn hạn của thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn nhưng tình trạng nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm cho thấy những chính sách tín dụng của NHCT.AG đặc biệt quan tâm trong vấn đề nợ quá hạn.
Công nghiệp – xây dựng:
Nợ quá hạn ngắn hạn chỉ xuất hiện vào năm 2008 đối với ngành công nghiệp là 811 triệu đồng. Xây dựng cũng có phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn vào năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn là 1.500 triệu đồng tăng 100% so với 2 năm trước.
Do sự tăng giá của nguyên, nhiên liệu đầu vào như xăng, dầu, sắt, thép đã làm cho chi phí đầu vào của nhiều ngành công nghiệp tăng cao, nhiều công trình xây dựng chậm lại do điều chỉnh giá vật tư. Do đó nợ quá hạn ngắn hạn của hai ngành này đều tăng vào năm 2008.
4.3.Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn liền với hoạt động tín dụng. Nên việc nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự tăng trưởng hoạt động tín dụng, đảm bảo hoạt động của NHTM được an toàn, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó cần phải đánh giá chất lượng tín dụng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp để chất lượng tín dụng được cải thiện ngày càng tốt hơn. Chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu để các NHTM hoạt động, chất lượng cao đồng nghĩa hoạt động của ngân hàng tạo ra nhiều lợi nhuận.
Chất lượng tín dụng là phạm trù rất trừu tượng, bao hàm nhiều nội dung trong đó nội dung lượng hóa nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Bên cạnh đó vẫn còn một số chỉ tiêu giúp cho việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Bảng 4.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
06/07 07/08 Dư nợ NH / Tổng nguồn vốn 80 % 78 % 80 % -2 % 2 % Dư nợ NH / Vốn huy động 153 % 135 % 118 % -18 % -17 % Hệ số thu nợ NH 96 % 93 % 93 % -3 % 0 % Nợ quá hạn NH / Tổng dư nợ NH 0,46 % 0,30 % 0,34 % -0,17 % 0,04 % Vòng quay vốn tín dụng NH (lần) 1,85 2,49 2,63 0,64 0,14
4.3.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết tín dụng ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn, quá nhỏ cũng không tốt đối với ngân hàng.
Nếu chỉ tiêu này quá lớn ngân hàng đầu tư vào tín dụng ngắn hạn gần như toàn bộ vốn của ngân hàng như vậy rủi ro tín dụng sẽ cao khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ ngân hàng không chỉ đầu tư nguồn vốn vào tín dụng ngắn hạn mà còn đa dạng hóa các hoạt động của mình bằng các hoạt động khác nhưđầu tư dài hạn,...
Số liệu tại chi nhánh cho thấy tỷ lệ này chiếm khoảng 78 - 80%, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng tập trung nhiều vào tín dụng ngắn hạn. Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 80%, năm 2007 chiếm 78%, năm 2008 chiếm 80% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Năm 2007 dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn giảm so với năm 2006, do tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn 21,3% (bảng 4.2.4 trang 29) thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 25% (bảng 4.1.1 trang 19). Như vậy, ngoài đầu tư cho tín dụng ngắn hạn, ngân hàng còn mở rộng cho vay trung, dài hạn,... Doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2007 tăng tăng do ngân hàng đã đầu tư cho các dự án nâng cấp và mở rộng các nhà máy nước, dự án phát triển hệ thống điện nông thôn của các doanh nghiệp kinh doanh điện nước trong tỉnh, theo chủ trương phát triển điện nước nông thôn của tỉnh An Giang.
Sang năm 2008 tỷ số này tăng hơn 2% so với năm 2007. Năm 2008 tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn 22,3% (bảng 4.2.4 trang 29) lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 20% (bảng 4.1.1 trang 19) làm cho tỷ số này tăng lên.
4.3.2. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động
Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giúp ta so sánh được khả năng cho vay ngắn hạn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động tại ngân hàng vào công tác cấp tín dụng ngắn hạn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ cũng không tốt cho ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy nguồn vốn huy động tại ngân hàng không được sử dụng đúng mức, lượng vốn nhàn rỗi trong ngân hàng nhiều sẽảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động tại ngân hàng có biến động như sau:
Giai đoạn năm 2006 – 2008 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động cao nhất là năm 2006 là 153%. Đến năm 2007 chỉ là 135% đã giảm 18% so với năm 2006. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động lại tiếp tục giảm, tỷ số này là 118% giảm 17% so với năm 2007.
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động là 153% tức là dư nợ ngắn hạn gấp 1,53 lần vốn huy động. Cho thấy ngoài nguồn vốn huy động, ngân hàng phải nhận thêm vốn hỗ trợ từ ngân hàng tuyến trên mới có thểđáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng. Vốn huy động của ngân hàng năm 2006 là 360.281 triệu đồng (bảng 4.1.2 trang 21) trong khi đó dư nợ ngắn hạn vào năm 2006 là 551.668 triệu đồng (bảng 4.2.4 trang 29) do đó vốn huy động của ngân hàng chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu cho vay ngắn hạn.
Năm 2007 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động của ngân hàng giảm 18% so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn gấp 1,35 lần vốn huy động của ngân hàng. Vốn huy động và dư nợ ngắn hạn đều tăng vào năm 2007, nhưng tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn 21,3% (bảng 4.2.4 trang 29) thấp hơn tốc độ tăng của vốn huy động 37% (bảng 4.1.2 trang 21) làm cho dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giảm. Cho thấy năm 2007 ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn có hiệu quả, làm nguồn vốn huy động tăng hơn năm trước.
Năm 2008 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giảm so với năm 2007 giảm 17%. Dư nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 22,3% (bảng 4.2.4 trang 29) so với năm 2007 còn vốn huy động tăng 40% (bảng 4.1.2 trang 21) so với năm 2007. Tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động làm cho dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giảm, nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn có tăng nhưng không nhiều so với tốc độ tăng của vốn huy động do năm 2008 có nhiều biến động kinh tế, chính sách không tăng trưởng nóng tín dụng của ngân hàng làm ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó gần đây có nhiều NHTMCP hoạt động trên địa bàn làm cho thị phần cho vay ngắn hạn của ngân hàng bị chia nhỏ ra.
Từ thực trạng cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng còn thấp, không đáp ứng đủ vốn đầu tư cho hoạt động tín dụng ngắn hạn mà còn dựa vào nguồn vốn điều hòa từ NHCT.VN. Như thế sẽ gây khó khăn cho NHCT.AG trong việc quyết định những món vay lớn do phải xin vốn từ NHCT.VN. Mặt khác, sự phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng tuyến trên làm cho NHCT.AG khó chủ động về nguồn vốn bởi vì nguồn vốn hỗ trợ còn tùy thuộc vào thời điểm và khả năng của ngân hàng cấp trên.
4.3.3. Hệ số thu nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ với khả năng cho vay của ngân hàng. Hay nói cách khác trong 100 đồng cho vay ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng nợ.
Dựa vào số liệu thực tế tại ngân hàng cho thấy hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm trong giai đoạn 2006 – 2008. Hệ số thu nợ ngắn hạn cao nhất là năm 2006 là 96% sau đó giảm còn 93% vào năm 2007 và năm 2008.
Năm 2006 hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 96% cho thấy cứ trong 100 đồng cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 96 đồng nợ, khả năng thu hồi nợ vào năm 2006 có hiệu quả. Cho thấy vấn đề thu nợ của ngân hàng có những chính sách thích hợp.
Năm 2007 và 2008 hệ số thu nợ ngắn hạn giảm so với năm trước trong 2 năm này hệ số thu nợ ngắn hạn đều là 93%. Năm 2007 hệ số thu nợ ngắn hạn giảm do ngân hàng không tập trung vào cho vay ngắn hạn một cách tối đa mà còn cho vay trung, dài hạn