Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vố n

Một phần của tài liệu 218204 (Trang 58)

Chỉ tiêu này cho biết tín dụng ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn, quá nhỏ cũng không tốt đối với ngân hàng.

Nếu chỉ tiêu này quá lớn ngân hàng đầu tư vào tín dụng ngắn hạn gần như toàn bộ vốn của ngân hàng như vậy rủi ro tín dụng sẽ cao khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Nếu chỉ tiêu này quá nhỏ ngân hàng không chỉ đầu tư nguồn vốn vào tín dụng ngắn hạn mà còn đa dạng hóa các hoạt động của mình bằng các hoạt động khác nhưđầu tư dài hạn,...

Số liệu tại chi nhánh cho thấy tỷ lệ này chiếm khoảng 78 - 80%, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng tập trung nhiều vào tín dụng ngắn hạn. Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn chiếm 80%, năm 2007 chiếm 78%, năm 2008 chiếm 80% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Năm 2007 dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn giảm so với năm 2006, do tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn 21,3% (bảng 4.2.4 trang 29) thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 25% (bảng 4.1.1 trang 19). Như vậy, ngoài đầu tư cho tín dụng ngắn hạn, ngân hàng còn mở rộng cho vay trung, dài hạn,... Doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2007 tăng tăng do ngân hàng đã đầu tư cho các dự án nâng cấp và mở rộng các nhà máy nước, dự án phát triển hệ thống điện nông thôn của các doanh nghiệp kinh doanh điện nước trong tỉnh, theo chủ trương phát triển điện nước nông thôn của tỉnh An Giang.

Sang năm 2008 tỷ số này tăng hơn 2% so với năm 2007. Năm 2008 tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn 22,3% (bảng 4.2.4 trang 29) lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn 20% (bảng 4.1.1 trang 19) làm cho tỷ số này tăng lên.

4.3.2. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động

Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giúp ta so sánh được khả năng cho vay ngắn hạn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động tại ngân hàng vào công tác cấp tín dụng ngắn hạn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ cũng không tốt cho ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy nguồn vốn huy động tại ngân hàng không được sử dụng đúng mức, lượng vốn nhàn rỗi trong ngân hàng nhiều sẽảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động tại ngân hàng có biến động như sau:

Giai đoạn năm 2006 – 2008 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động cao nhất là năm 2006 là 153%. Đến năm 2007 chỉ là 135% đã giảm 18% so với năm 2006. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động lại tiếp tục giảm, tỷ số này là 118% giảm 17% so với năm 2007.

Năm 2006 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động là 153% tức là dư nợ ngắn hạn gấp 1,53 lần vốn huy động. Cho thấy ngoài nguồn vốn huy động, ngân hàng phải nhận thêm vốn hỗ trợ từ ngân hàng tuyến trên mới có thểđáp ứng được nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng. Vốn huy động của ngân hàng năm 2006 là 360.281 triệu đồng (bảng 4.1.2 trang 21) trong khi đó dư nợ ngắn hạn vào năm 2006 là 551.668 triệu đồng (bảng 4.2.4 trang 29) do đó vốn huy động của ngân hàng chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu cho vay ngắn hạn.

Năm 2007 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động của ngân hàng giảm 18% so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn gấp 1,35 lần vốn huy động của ngân hàng. Vốn huy động và dư nợ ngắn hạn đều tăng vào năm 2007, nhưng tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn 21,3% (bảng 4.2.4 trang 29) thấp hơn tốc độ tăng của vốn huy động 37% (bảng 4.1.2 trang 21) làm cho dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giảm. Cho thấy năm 2007 ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách huy động vốn có hiệu quả, làm nguồn vốn huy động tăng hơn năm trước.

Năm 2008 dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giảm so với năm 2007 giảm 17%. Dư nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 22,3% (bảng 4.2.4 trang 29) so với năm 2007 còn vốn huy động tăng 40% (bảng 4.1.2 trang 21) so với năm 2007. Tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động làm cho dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giảm, nguồn vốn huy động của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn có tăng nhưng không nhiều so với tốc độ tăng của vốn huy động do năm 2008 có nhiều biến động kinh tế, chính sách không tăng trưởng nóng tín dụng của ngân hàng làm ảnh hưởng đến dư nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó gần đây có nhiều NHTMCP hoạt động trên địa bàn làm cho thị phần cho vay ngắn hạn của ngân hàng bị chia nhỏ ra.

Từ thực trạng cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng còn thấp, không đáp ứng đủ vốn đầu tư cho hoạt động tín dụng ngắn hạn mà còn dựa vào nguồn vốn điều hòa từ NHCT.VN. Như thế sẽ gây khó khăn cho NHCT.AG trong việc quyết định những món vay lớn do phải xin vốn từ NHCT.VN. Mặt khác, sự phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng tuyến trên làm cho NHCT.AG khó chủ động về nguồn vốn bởi vì nguồn vốn hỗ trợ còn tùy thuộc vào thời điểm và khả năng của ngân hàng cấp trên.

4.3.3. Hệ số thu nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ với khả năng cho vay của ngân hàng. Hay nói cách khác trong 100 đồng cho vay ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng nợ.

Dựa vào số liệu thực tế tại ngân hàng cho thấy hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm trong giai đoạn 2006 – 2008. Hệ số thu nợ ngắn hạn cao nhất là năm 2006 là 96% sau đó giảm còn 93% vào năm 2007 và năm 2008.

Năm 2006 hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 96% cho thấy cứ trong 100 đồng cho vay ngắn hạn ngân hàng thu được 96 đồng nợ, khả năng thu hồi nợ vào năm 2006 có hiệu quả. Cho thấy vấn đề thu nợ của ngân hàng có những chính sách thích hợp.

Năm 2007 và 2008 hệ số thu nợ ngắn hạn giảm so với năm trước trong 2 năm này hệ số thu nợ ngắn hạn đều là 93%. Năm 2007 hệ số thu nợ ngắn hạn giảm do ngân hàng không tập trung vào cho vay ngắn hạn một cách tối đa mà còn cho vay trung, dài hạn đối với những dự án triển điện nông thôn của tỉnh, cho nên thời gian thu hồi vốn ít nhất là 3 năm sau. Từ đó, làm cho hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng năm 2007 giảm. Thêm một yếu tố khác nữa là tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn vào năm 2007 là 42% (bảng 4.2.1 trang 23), trong khi đó tốc độ tăng của thu nợ ngắn hạn thấp hơn, chỉ là 38% (bảng 4.2.7 trang 35).

Sang năm 2008 tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn là 28,7% (bảng 4.2.1 trang 23) và tốc độ tăng của thu nợ ngắn hạn là 28,8% (bảng 4.2.7 trang 35) nên hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng không biến động. Những biến động của nền kinh tế ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Ngân hàng đã duy trì được hệ số thu nợ ngắn hạn như năm 2007 cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng được xem là khả quan, hiệu quả.

4.3.4. Nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn

Nợ quá hạn phát sinh ngoài ý muốn của người đi vay lẫn người cho vay. Nếu phấn đấu đưa nợ quá hạn về con số không là điều không thể thực hiện. Ngân hàng chỉ có thể hạn chếđến mức thấp nhất, ở một mức giới hạn an toàn cho ngân hàng.

Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Qua bảng số liệu 4.3.1 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có biến động từ 2006 – 2008.

Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn là 0,46%. Các ngành nghề mà ngân hàng Công Thương cho vay có nợ quá hạn ngắn hạn thấp, chỉ có ngành thương mại – dịch vụ có nợ quá hạn ngắn hạn cao là do một số cơ sở kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không thể trả nợ cho ngân hàng.

Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn là 0,3% giảm 0,16% so với năm trước. Trong năm nợ quá hạn ngắn hạn ngân hàng đã giảm 22,3% so với năm 2006 (bảng 4.2.10 trang 42) trong khi dư nợ ngắn hạn tăng 21,3% (bảng 4.2.4 trang 29) từđó làm cho tỷ lệ này giảm. Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để thu nợ nên nợ quá hạn có chuyển biến tốt.

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn tăng hơn so với năm 2007 tăng 0,04%, tỷ lệ này là 0,34%. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn tăng do tốc độ tăng của nợ quá hạn ngắn hạn 39,7% (bảng 4.2.10 trang 42) lớn hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ ngắn hạn 22,3% (bảng 4.2.4 trang 29). Mặc dù năm 2008 để hạn chế rủi ro NHCT.AG đã thực hiện phân tích đánh giá khách hàng, hạn chế cho vay đối với ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản, đã phân tán rủi ro không cho vay quá nhiều vào một khách hàng,... nên tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn không cao, thế nhưng ảnh hưởng của những biến động tiêu cực trong nền kinh tế làm cho nợ quá hạn ngắn hạn gia tăng với tốc độ cao.

Trong những năm qua tuy đứng trước nhiều thử thách, tình hình nông nghiệp tăng trưởng không ổn định với những thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất nhưng bộ phận tín dụng đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt công tác thu nợ và xử lý những khoản nợ có vấn đề. Đây là sự cố gắng rất lớn của NHCT.AG trong hoạt động của ngân hàng cũng như trong hoạt động tín dụng ngắn hạn.

Nhìn chung chất lượng tín dụng của NHCT.AG khá tốt, tuy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn có tăng ở năm 2008 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng vẫn ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với mức 5% trên tổng dư nợ ngắn hạn mà ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định. Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ thấp hơn 1%, cho thấy Chi nhánh đã có sự kiểm soát tốt đồng vốn cho vay.

4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu vòng quay vốn tín dụng lớn nói lên sự luân chuyển vốn tín dụng nhanh, chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại vòng quay vốn tín dụng thấp cho thấy tốc độ luân chuyển vốn chậm, chất lượng tín dụng chưa tốt, thu nợ kém. Dựa vào bảng số liệu 4.3.1 cho thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua các năm ngày càng nhanh hơn tức là khả năng thu hồi vốn cao, rủi ro ít hơn và chất lượng tín dụng được nâng cao hơn. Đó là do cho vay ngắn hạn có tốc độ chu chuyển vốn nhanh.

Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 1,85 lần, sang năm 2007 là 2,49 lần và 2,63 lần vào năm 2008. NHCT.AG có tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao, đồng vốn luân chuyển nhanh, thời gian thu hồi vốn ngắn. Do đó hạn chế được rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

4.4. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn hạn

4.4.2. Những tồn tại

Không một doanh nghiệp nào mà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không gặp những khó khăn và vướng mắc, nằm ngoài ý muốn của Ban điều hành. Cũng như hoạt động của khối doanh nghiệp, hoạt động của NHCT.AG trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại những yếu tố không thuận lợi, tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dưới đây là một số tồn tại của ngân hàng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh:

Mặc dù nợ quá hạn ngắn hạn đã được Ban giám đốc ngân hàng hạn chếđến mức thấp nhất thế nhưng nợ quá hạn ngắn hạn vẫn phát sinh và có xu hướng chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác. Cụ thể năm 2006 và năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn tập trung nhiều nhất ở ngành thương mại – dịch vụ nhưng sang năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn tập trung nhiều nhất ở ngành xây dựng.

Chi nhánh NHCT.AG có đội ngũ cán bộ tín dụng ít, chỉ với 19 cán bộ tín dụng trong tổng số 105 cán bộ nhân viên. Nhưng phải xử lý một số dư lớn. Đặc biệt tại hội sở chỉ có 9 cán bộ tín dụng nhưng phải quản lý từ 500 đến 600 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, như vậy bình quân một cán bộ tín dụng quản lý từ 55 đến 66 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn. Do đó đã gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng cho nên việc thẩm định, kiểm tra quá trình sử dụng vốn, cũng như quản lý khách hàng chưa chặt chẽ. Do đó, dễ phát sinh nợ quá hạn ngoài tầm kiểm soát của cán bộ tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng của NHCT.AG chưa có chương trình phân loại nợ tự động mà chỉ dựa vào thao tác thủ công của cán bộ tín dụng nên việc phân loại nợ còn mang tính chủ quan, do đó cũng gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

Mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng trong việc huy động nguồn vốn tại chỗ nhưng do đặc thù của một tỉnh nông nghiệp nên nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.

4.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng tín dụng

Sự hoạt động hiệu quả của ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế, mọi biến động của kinh tế - xã hội đều có tác động nhanh chóng đến ngân hàng. Vì vậy, hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, đểđưa ra những giải nâng cao chất lượng tín dụng thì phải tìm ra nguyên nhân, tìm ra những yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng. Dưới đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHCT.AG.

4.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả. Nguyên nhân một phần do hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khách hàng doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu mà ngân hàng cho vay là ngành thủy sản và điện nước. Tuy các doanh nghiệp này có quy mô lớn nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên có rủi ro cao. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực phát triển năng động trong nền kinh tế thị trường và đang có xu hướng phát triển đáng kể. Tuy mức độ rủi ro của từng bộ phận cá biệt trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có thể cao, nhưng do mỗi đối tượng nhỏ và tính hệ thống thấp cho nên xét về tổng thể rủi ro được phân tán và khả năng xảy ra rủi ro ở quy mô thấp.

Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh đó là yếu tố con người. Cán bộ tín dụng của Chi nhánh có khoảng 95% trình độđại học, đa số còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Có những ngành nghề kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng chưa thật sự am hiểu. Do đó, khó khăn trong vấn

Một phần của tài liệu 218204 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)