Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của nhà máy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang (Trang 44)

4.4.1. Phân tích các khoản phải thu

Nhận xét: 8

* Năm 2004: Kết quả phân tích cho thấy tổng các khoản phải thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 4.675.060 nghìn đồng với số tương đối tăng 19,4 %.

Trong đó các khoản phải thu của khách hàng năm 2004 so với cùng kỳ năm 2003 tăng 4.507.033 nghìn đồng với số tương đối tăng 18,9 %. Điều này cho thấy nhà máy chưa tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ. Tình hình này cho thấy việc sử dụng đồng vốn của nhà máy không có hiệu quả, nhìn chung là luân chuyển đồng vốn của nhà máy không đảm bảo an toàn trong hạch toán tài chính vốn.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy được tổng số các khoản phải thu so với tổng tài sản lưu động của nhà máy như sau:

24.140.607 Năm 2003 = = 0,67 35.563.258 28.815.668 Năm 2004 = = 0,64 44.670.852

Nếu so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả 24.140.607 Năm 2003 = = 1,11 21.653.426 28.815.668 Năm 2004 = = 1,12 25.515.693

=> Kết quả phân tích cho thấy: tình hình tài chính của nhà máy không được khả quan, nhà máy chưa tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ. Các khoản phải thu năm

2004 so với năm 2003 tăng 1 % nếu so với các khoản phải trả. Tuy nhiên, nếu so sánh các khoản phải thu với tổng tái sản lưu động thì năm 2004 so với năm 2003 giảm 3 %. Điều này cho thấy nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi các khoản nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn cho nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hiện tượng khá tốt mà nhà máy cần phát huy trong công tác thu hồi các khoản nợ.

* Năm 2005: Nhìn chung các khoản phải thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.908.045 nghìn đồng với số tương đối tăng 6,6 %, trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng so với năm 2004 là 2.174.617 nghìn đồng với số tương đối tăng 7,7 %. Điều này cho thấy tình hình thu hồi công nợ của nhà máy không có gì khả quan hơn so với năm 2004. Nhìn chung là nhà máy đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm cho việc sử dụng đồng vốn không có hiệu quả.

So sánh các khoản phải thu với tổng tài sản lưu động của nhà máy như sau: 28.815.668 Năm 2004 = = 0,64 44.670.852 30.723.713 Năm 2005 = = 0,66 46.453.958

Nếu so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả thì: 28.815.668 Năm 2004 = = 1,12 25.515.693 30.723.713 Năm 2005 = =1,07 28.529.564

=> Kết quả phân tích cho thấy: các khoản phải thu của nhà máy xi măng An Giang năm 2005 so với cùng kỳ năm 2004 giảm 5 % nếu so với các khoản phải trả. Điều này cho thấy tình hình tài chính của nhà máy thì được khả quan hơn, nhà máy đã cố gắng trong việc thu hồi các khoản phải thu.

Tuy nhiên, nếu so sánh các khoản phải thu với tổng tài sản lưu động của nhà máy thì năm 2005 so với năm 2004 tăng 2 %. Điều này cho thấy nhà máy sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo đồng vốn cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi vốn bằng tiền và hàng tồn kho ngày càng tăng.

4.4.2. Phân tích các khoản phải trả Nhận xét: 9 Nhận xét: 9

* Năm 2004: Các khoản phải trả năm 2004 so với năm 2003 tăng 3.862.267 đồng với số tương đối tăng 17,8 %, trong đó các khoản phải trả cho người bán tăng 6.784.259 nghìn đồng với số tương đối tăng 168,2 %, còn lại các khoản khác điều giảm cụ thể là phải trả cho công nhân viên giảm 100.321 nghìn đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 1.535.144 nghìn đồng, phải trả khác giảm 6.785 nghìn đồng, phải trả đơn vị nội bộ giảm 1.279.742 nghìn đồng.

Như vậy, tổng các khoản phải trả so với tổng tài sản lưu động là: 21.653.426 Năm 2003 = * 100 = 60,9 % 35.563.258 25.515.693 Năm 2004 = * 100= 57,1 % 44.670.852

Như vậy, năm 2004 so với năm 2003 tổng số các khoản phải trả giảm 3,8 %. Tình hình này cho thấy yêu cầu thanh toán của nhà máy giảm xuống, cho thấy nhà máy có nhiều triển vọng tốt. Điều này cho thấy nhà máy đã có rất nhiều cố gắng giảm bớt các khoản bị chiếm dụng để lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên, các khoản phải thu năm 2004 luôn lớn hơn các khoản phải trả. Điều này cho thấy nhà máy đang bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn là nhà máy chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Đây là một hiện trạng gây khó khăn cho nhà máy xi măng An Giang dẫn đến tình trạng thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó buộc nhà máy phải vay từ ngân hàng mà nguồn vốn vay từ ngân hàng lại rất hạn chế nếu nhà máy không có quan hệ tốt với ngân hàng.

* Năm 2005: Các khoản phải trả của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 tăng 3.013.871 nghìn đồng với số tương đối tăng 11,81 %, trong đó phải trả cho người bán tăng 988.364 nghìn đồng với số tương đối tăng 9,1 %, phải trả cho các đơn vị nội bộ tăng 3.644.996 nghìn đồng với số tương đối tăng 28,2 %. Các khoản khác điều không tăng, cụ thể là thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 1.081.445 nghìn đồng, phải trả công nhân viên giảm 457.492 nghìn đồng, phải trả khác giảm 80.552 nghìn đồng.

Tổng số các khoản phải trả so với tổng tài sản lưu động là: 25.515.693 Năm 2004 = * 100 = 57,1 % 44.670.852 28.529.564 Năm 2005 = * 100 = 61,4 % 46.435.958

Như vậy, các khoản phải trả năm 2005 tăng 4,3 %, tình hình này cho thấy yêu cầu thanh toán của nhà máy ngày càng tăng. Điều này cho thấy nhà máy không tích cực thu hồi các khoản bị chiếm dụng để lấy tiền trả nợ.

Mặt khác, các khoản phải trả năm 2005 nhỏ hơn các khoản phải thu, điều này cho thấy nhà máy đang bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn là nhà máy chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Đây là một hiện trạng không tốt cho nhà máy, tình trạng này cho thấy nhà máy sẽ thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và tình trạng này sẽ ngày càng khó khăn trong nhiều năm tiếp theo nếu nhà máy không cải thiện tình hình cho thuận lợi hơn cho phía nhà máy.

4.4.3. Phân tích các tỷ số tài chính

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

1 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.12 1.13 1.08

2 Khả năng thanh toán hiện thời lần 1.64 1.75 1.63

3 Tỷ số nợ % 44 45 49

4 Kỳ thu tiền bình quân ngày 65 74 92

5 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định % 869 315 829

6 Doanh lợi tiêu thụ % 7 4 2

7 Vòng quay hàng tồn kho vòng 11.9 8.92 7.65

8 Vòng quay tài sản vòng 2.6 2 1.97

9 Doanh lợi tài sản % 18 10 4

10 Tỷ lệ lãi gộp % 18 14 10

(Nguồn: Căn cứ vào số liệu của Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang)

- Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số thanh toán nhanh của nhà máy năm 2004 cao hơn năm 2003, điều này cho thấy mức tồn kho của nhà máy tăng đồng thời dự trữ tiền mặt của nhà máy tăng. Nhưng đến năm 2005 khả năng thanh toán của nhà máy giảm so với năm 2004, tình trạng này cho thấy mức tồn kho của nhà máy năm 2005 giảm đồng thời lượng dự trữ tiền mặt của nhà máy cũng giảm. Như vậy khả năng thanh toán của nhà máy đang ở trong tình trạng xấu.

Tuy nhiên, tỷ số thanh toán nhanh của nhà máy qua 3 năm điều lớn hơn 1. Điều này cho thấy nhà máy vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Khả năng thanh toán hiện thời: tỷ số thanh toán hiện thời của nhà máy năm 2004 cao hơn năm 2003. Điều này cho thấy tình hình dự trữ tài sản của nhà máy năm 2004 cao hơn năm 2003 đồng thời mức nợ lưu động của nhà máy cũng cao hơn năm 2003 đưa đến tỷ số cao hơn kỳ trước đây là một hiện tượng tốt. Nhưng đến năm 2005 tỷ số thanh toán hiện thời thấp hơn năm 2004 mặc dù tình hình dự trữ tài sản và mức nợ lưu động của nhà máy cao hơn năm 2004. Đây là một hiện tượng không tốt.

Tuy nhiên, tỷ số thanh toán hiện thời của nhà máy qua 3 năm điều lớn hơn 1, điều này phản ánh khả năng thanh toán của nhà máy đối với các khoản nợ đến hạn là rất tốt. Nhưng đến năm 2005 khả năng thanh toán hiện thời của nhà máy với tỷ số là 1,63 lần có nghĩa là trị giá tài sản lưu động lớn hơn gấp 1,63 lần so với nợ lưu động và doanh nghiệp phải cần đến 61,43 % (28.529.564/46.435.958) trị giá tài sản lưu động mới đủ để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Khi đánh giá khả năng hoàn trả nợ đáo hạn ngoài khả năng thanh toán hiện thời, người ta còn quan tâm đến chỉ tiêu tài sản lưu động ròng, vốn luân chuyển biểu thị số tiền còn lại sau khi thanh toán các khoản nợ.

TSLĐ ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ lưu động. TSLĐ ròng = 46.435.958 – 28.529.564

TSLĐ ròng = 17.906.394 đồng.

- Tỷ số nợ: qua bảng số liệu ta thấy tỷ số nợ năm sau cao hơn năm trước nhưng không vượt quá 50 % số vốn. So với năm 2003 thì tỷ số nợ năm 2004 cao hơn nhưng đến năm 2005 tỷ số nợ lại cao hơn năm 2004 nguyên nhân là do trong năm nhà máy đã giảm bớt nguồn vốn chủ sở hữu nên tỷ số nợ vượt lên cao. Đây là một biểu hiện xấu cho các chủ nợ nhưng lại thuận lợi cho nhà máy, tình hình này sẽ làm cho lợi nhuận ròng

cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng thuận lợi cho nhà máy sử dụng tốt vào khả năng sinh lợi của đồng vốn. Như vậy, với tỷ số này nhà máy vẫn có huy động thêm vốn bằng cách đi vay.

- Kỳ thu tiền bình quân: ta thấy qua các năm kỳ thu tiền bình quân của nhà máy ngày càng cao. Tình trạng này cho thấy nhà máy chưa tích cực trong việc đề nghị khách hàng trả tiền sớm. Như vậy nhà máy đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Chính vì vậy, kỳ thu tiền bình quân được đánh giá là chưa tốt.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy năm 2004 thấp hơn năm 2003, điều này cho thấy nhà máy đã đầu tư hợp lý cho tài sản cố định do nhà máy có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao năng suất của tài sản cố định. Nhưng đến năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn cao hơn năm 2004 và vượt quá yêu cầu về hiệu suất sử dụng vốn cố định (yêu cầu hiệu suất sử dụng vốn cố định hợp lý phải từ 3 – 4 lần). Điều này cho thấy việc sử dụng vốn cố định của nhà máy chỉ có hiệu quả và kéo dài nhiều năm. Nhà máy đã không có biện pháp tích cực để nâng cao năng suất của tài sản cố định nguyên nhân là do nhà máy đã đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao, tài sản cố định được sử dụng dưới công suất cho phép.

- Doanh lợi tiêu thụ: qua kết quả phân tích ta thấy doanh lợi tiêu thụ qua các năm có xu hướng giảm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003, 100 đồng doanh thu tạo ra được 7 đồng lợi nhuận. Năm 2004, thì 100 đồng doanh thu tạo ra được 4 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2005 thì 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 2 đồng lợi nhuận. Sở dĩ, doanh thu tiêu thụ có xu hướng giảm nguyên nhân là do chi phí còn cao. Đây là những chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất, chi phí lãi vay. Điều này phản ánh chất lượng quản lý của nhà máy là chưa tốt. Do đó nhà máy cần có những biện pháp quản lý chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.

- Vòng quay hàng tồn kho: ta thấy vòng quay hàng tồn kho của nhà máy qua các năm có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2003, số vòng quay hàng tồn kho của nhà máy là 11,9 vòng, năm 2004 là 8,92 vòng và đến năm 2005 đạt được 7,65 vòng. Từ đó cho thấy tình hình bán ra của nhà máy là rất tốt.

- Vòng quay tài sản: qua phân tích cho thấy vòng quay tài sản của nhà máy xi măng An Giang qua các năm có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể là năm 2003 là 2,6 vòng, năm 2004 là 2 vòng nhưng đến năm 2005 chỉ đạt được là 1,97 vòng. Xét về góc độ lý thuyết, so sánh vòng quay tài sản của nhà máy với yêu cầu của trung bình ngành – thường là 2 lần, thì chỉ số này của nhà máy trong năm 2003 là cao hơn. Điều này cho thấy tài sản của nhà máy đã sử dụng tốt. Nhưng đến năm 2004 và năm 2005 thì số vòng quay tài sản của nhà máy đều giảm và nhỏ hơn so với yêu cầu trung bình ngành, nguyên nhân là do nhà máy đã đầu tư dư thừa vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy nhà máy đang sử dụng chưa tốt phần tài sản của mình.

- Doanh lợi tài sản: kết quả phân tích cho thấy doanh lợi tài sản của nhà máy qua các năm giảm. Cụ thể năm 2003 là 18%, đến năm 2004 là 10% nhưng đến năm 2005 chỉ đạt được 4 %. Cụ thể là do các khoản phải thu tăng làm cho tổng tài sản lưu động tăng kéo theo tổng tài sản tăng trong khi chi phí sản xuất của nhà máy tăng làm cho lợi nhuận sau thuế giảm.Chính vì vậy, doanh lợi tài sản của nhà máy giảm. Điều này cho thấy, nhà máy sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của nhà máy là chưa hợp lý và hiệu quả.

- Tỷ lệ lãi gộp: qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ lãi gộp năm 2004 so với năm 2003 giảm 4% (18% - 14%), nguyên nhân là do trong năm 2004 doanh thu chỉ tăng 5,49% nhưng lãi gộp lại giảm 20,9% so với năm 2003. Đến năm 2005, tỷ lệ lãi gộp giảm 4% (14% - 10%) so với năm 2004, nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh thu chỉ giảm 14,6 % nhưng chi phí sản xuất tăng làm cho gộp lại giảm 37,9 % so với năm 2004 và so với trung bình ngành là 20 % thì tỷ số này là rất thấp. Điều này cho thấy phần giá trị mới sáng tạo để bù đắp chi phí ngoài sản xuất của nhà máy là rất thấp, nhà máy đang được đánh giá là đang trong tình hình hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

4.5. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của nhà máy

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh tiến độ sử dụng các nguồn lực, tài sản, vật chất của nhà máy để đạt được kết quả cao nhất trong tiến trình kinh doanh sao chi phí thấp nhất. Mặt khác, nó liên quan đến nhiều yếu tố trong quá trình kinh doanh, nên nhà máy chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng các yếu tố trong quá trình kinh doanh có hiệu quả.

Nhận xét: 10

* Năm 2004: nhìn vào bảng phân tích ta thấy, năm 2004 tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang tăng so với năm 2003 là 7.329.054 nghìn đồng với số tương đối tăng 5,49 %, nguyên nhân là do:

+ Sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm xi măng ACIFA và bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”.

+ Nhà máy luôn tìm nhiều biện pháp để thực hiện, bố trí những xe chuyên dụng để chở xi măng đến tận chân công trình phục vụ khách hàng. Đối với những khách hàng ở xa, nhà máy sẽ thuê phương tiện thủy để vận chuyển nhằm làm giảm chi phí cho khách hàng.

+ Nhà máy đã nghiên cứu và đầu tư xây dựng hệ thống băng tải để thay thế công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)