Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạtđộng của nhà máy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang (Trang 31)

3.3.1. Chức năng

Nhà máy có chức năng vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị phân phối

- Là đơn vị sản xuất, nhà máy sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận.

- Là một đơn vị phân phối, nhà máy bán ra thị trường những sản phẩm sản xuất được hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại nhà máy sẽ thu về tiền hoặc các hình thức thanh toán của khách hàng.

3.3.2. Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ của nhà máy xi măng An Giang là sản xuất và cung ứng sản phẩm xi măng cho thị trường khu vực các tỉnh phía Nam. Đây là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị mà UBND tỉnh An Giang giao cho nhà máy.

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

- Nhà máy phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do nhà máy thực hiện.

- Nhà máy phải xây đựng chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của UBND Tỉnh An Giang cũng như của công ty Xây Lắp An Giang giao cho và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Nhà máy phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo qui định của Nhà Nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu.

- Nhà máy chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu, tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan tài chính.

- Nhà máy có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà Nước qui định.

- Nhà máy có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước theo qui định của pháp luật.

- Nhà máy còn thực hiện các qui định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

3.3.3. Quyền hạn

- Nhà máy có quyền sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được giao.

- Nhà máy có quyền ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, gia công chế biến, mua bán trong nước, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.

- Nhà máy có quyền mở rộng qui mô kinh doanh, thị trường xuất khẩu.

- Nhà máy có quyền tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của từng thời kỳ.

3.3.4. Mục tiêu hoạt động

- Nhà máy xi măng An Giang là một doanh nghiệp của Nhà Nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn được đông vốn, góp phần ổn định tình hình lưu động hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của cán bộ trong nhà máy.

- Thông qua xuất nhập khẩu, nhà máy góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà Nước.

- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của công ty xây lắp An Giang giao. - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu sản xuất đạt 100 % công suất thiết kế

3.4. Thuận lợi, khó khăn, nguy cơ và cơ hội của nhà máy3.4.1. Thuận lợi 3.4.1. Thuận lợi

- Công nghệ sản xuất tiên tiến, công suất lớn, có khả năng đáp ứng thị trường tiêu thụ.

- Có nhiều uy tín trong lĩnh vực kinh doanh.

- Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhà máy luôn thực hiện mục tiêu kế hoạch hàng năm với những chính sách như: khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu theo sản lượng, giao hàng thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời cho hưởng chính sách như trả chậm, giá cạnh tranh, điều kiện thanh toán ưu đãi…

- Nhà máy luôn quan tâm và có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp để kiểm soát đầu vào của đơn vị mình từ các nước như: nhập khẩu Clinker từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… nhằm nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình giá biến động tăng giảm, tránh tình trạng bị áp đặt giá, ép giá của nhà cung cấp.

3.4.2. Khó khăn

- Tiềm năng kinh doanh trên thị trường lớn nhưng công tác tiếp cận và mở rộng thị trường còn chậm.

- Năng lực cạnh tranh cần phải được tăng cường thông qua việc áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới (ISO 9000, giải thưởng chất lượng quốc gia, quản lý tri thức…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tiếp thị đôi lúc chưa được thực hiện khắp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Tình hình giá nguyên liệu Clinker, nhiên liệu tăng giá cao ảnh hưởng rất lớn đến chi phí giá thành và sản xuất kinh doanh của nhà máy.

- Việc nắm bắt các loại xi măng khác trên thị trường để đề ra giá bán và chính sách đôi lúc chưa kịp thời nên hiệu quả kinh doanh có phần ảnh hưởng.

- Chưa có bộ phận nghiên cứu marketing riêng biệt.

- Chưa có sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp với các bộ phận trực tiếp sản xuất.

- Nguồn tài chính còn hạn chế.

3.4.3. Cơ hội

- Chất lượng sản phẩm ổn định (hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN. ISO 9000: 2001).

- Tiến tới cổ phần hóa.

- Việt Nam với hơn 82 triệu dân, là một quốc gia đang phát triển do đó tiềm năng nhu cầu thị trường là rất lớn.

- Nền kinh tế Việt nam đang phát triển với tốc độ cao trên 8%/năm, điều đó chứng tỏ nhu cầu xây dựng (của dân và nhà nước) ngày càng tăng.

- Gia nhập AFTA và tiến tới gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO.

3.4.4. Nguy cơ

- Môi trường kinh doanh: gần đây gặp không ít khó khăn như giá nguyên liệu Clinker, xăng dầu tăng liên tục.

- Nhiều trạm nghiền, nhà máy xi măng nhỏ xuất hiện nhiều nơi bằng nhiều hình thức: mở văn phòng đại diện, đặt chi nhánh, liên doanh… trong đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty cổ phần SaDiCo Cần Thơ.

- Sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực kinh doanh nhất là về giá với các xi măng địa phương, trung ương và công ty liên doanh.

- Sự nhập cuộc của đối thủ cạnh tranh trên thương trường. - Áp lực trong việc mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối.

- Không còn sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.

3.5. Thị trường tiêu thụ và phương thức kinh doanh

Hàng hóa sản xuất ra nhằm mục đích tiêu thụ được, nghĩa là được thị trường chấp nhận. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn. Khối lượng tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng hàng hóa sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa như: việc ký kết hợp đồng bán hàng với các đại lý, với khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc vận chuyển hàng hóa… Những doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu tiêu thụ trên sẽ có được thị trường tiêu thụ rộng lớn và theo đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, hiện nay mạng lưới tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang rộng khắp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và hiện nay xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt là bán cho các công trình xây dựng trong tỉnh An Giang.

Phương thức kinh doanh chủ yếu của nhà máy xi măng An Giang là bán xi măng cho các đại lý và các cửa hàng, bên cạnh đó nhà máy cũng áp dụng phương thức bán lẻ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Chủ yếu sản phẩm bán cho đại lý theo hình thức bán gối đầu theo từng hơp đồng cụ thể đã được ký kết trước. Thời gian thu hồi tiền bán hàng là từ 10 đến 15 ngày sau khi xuất giao hàng. Phương thức thanh toán là thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.

Nhà máy tổ chức phân công theo dõi tình hình nợ chặt chẽ nhằm hạn chế trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

3.6. Kết quả kinh doanh của nhà máy trong 3 năm

Từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trãi qua không ít khó khăn. Những năm trước đây, do ngành xây dựng tại tỉnh An Giang, các tỉnh khác ở ĐBSCL và các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ chưa phát triển mạnh mẽ cho nên việc sản xuất và tiêu thụ xi măng của nhà máy còn chậm. Những năm gần đây, nền kinh tế của cả nước nói chung và của An Giang nói riêng đang trên đà phát triển, các chính sách kinh tế ngày càng đổi mới và thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Theo đà trên, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng tăng đáng kể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh xi măng của nhà máy. Bên cạnh đó, nhà máy xi măng An Giang luôn xem việc nộp ngân sách nhà nước là nghĩa vu trọng tâm hàng đầu, nhà máy luôn nộp thuế đủ, đúng hạn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nhà máy xi măng An Giang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các nhà máy xi măng khác (nhà máy xi măng SADICO Cần Thơ, nhà máy xi măng Hà Tiên – Kiên Lương, nhà máy xi măng Phúc Sơn) về các sản phẩm xi măng PCB30PCB40. Mặc dù, phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nhưng những năm qua nhà máy xi măng An Giang vẫn nổ lực phát huy lợi nhuận, khắc phục khó khăn, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đạt được một số kết quả như sau:

BẢNG 3: BẢNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM (2003-2005)

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh thu 133.382.280 140.711.334 120.148.233

Lợi nhuận trước thuế 12.766.850 7.831.296 3.191.187 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế TNDN 3.417.289 2.013.263 828.757

Lợi nhuận sau thuế 9.349.561 5.818.033 2.362.430

(Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của nhà máy năm 2004 tăng so với năm 2003 7.329.054 nghìn đồng với số tương đối tăng 5,49 %, trong khi đó lợi nhuận sau thuế của nhà máy lại giảm 3.531.528 nghìn đồng với số tương đối giảm 37,77 %. Đến năm 2005, doanh thu của nhà máy tiếp tục giảm 20.563.101 nghìn đồng với số tương đối giảm 14,61 % so với năm 2004 và lợi nhuân sau thuế của nhà máy cũng giảm 3.455.603 nghìn đồng với số tương đối giảm là 59,39 % so với năm 2004. Sau đây là hai biểu đồ

biểu hiện tình hình doanh thu và lợi nhuận sau thuế1 được qua 3 năm (năm 2003 – 2005) như sau:

CHƯƠNG IV

1 Hai biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế của nhà được vẽ dưới đây là dựa vào số liệu bảng 3 trang 24. Nguồn số liệu của phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang.

Biểu đồ 1: BIỂU ĐỒ BIỂU HIỆN DOANH THU CỦA NHÀ MÁY TỪ NĂM 2003 - 2005 100.000.000 110.000.000 120.000.000 130.000.000 140.000.000 150.000.000

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm Nghìn đồng Doanh thu

Biểu đồ 2: BIỂU ĐỒ BIỂU HIỆN LỢI NHUẬN SAU THUẾ TỪ NĂM 2003 - 2005 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm Nghìn đồng Lợi nhuận sau thuế

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

♥♥♥♥♥♥

4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nhà máy. Nhưng có 3 nhóm nguyên nhân chính có thể chia ra như sau:

- Nguyên nhân thuộc về bản thân nhà máy. - Nguyên nhân thuộc về khách hàng. - Nguyên nhân thuộc về nhà nước.

Nhận xét:2

* Năm 2004: tình hình tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang so với năm 2003 tăng 8.753 tấn, trong đó tăng mạnh nhất là vào tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 7 và tháng 12. Nguyên nhân là do:

- Trong khoảng tháng 4 là tháng cao điểm xây dựng nên nhà máy tập trung mọi khả năng củng cố và mở rộng thị trường. Mặt khác, nhà máy còn đề ra chế độ khoán đối với những nhân viên trực tiếp kinh doanh.

- Trong tháng 2 nhà máy đã hoàn tất hợp đồng tiêu thụ 5.000 tấn xi măng xuất sang thị trường Campuchia, đến tháng 3 nhà máy xuất đợt đầu tiêu thụ 150 tấn xi măng sang Campuchia, đến tháng 5 nhà máy xuất đợt 2 sang Campuchia 250 tấn xi măng và đến tháng 6 nhà máy xuất đợt cuối sang Campuchia 100 tấn xi măng. Việc nhà máy nhận được hợp đồng tiêu thụ sang Campuchia của nhà máy chủ yếu là nhờ vào môi giới.

- Bộ phận bán hàng thường xuyên bám sát thị trường nắm bắt giá cả từng loại xi măng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để đưa ra giá bán từng khu vực cho phù hợp, đôn đốc khách hàng tiêu thụ xi măng.

- Nhà máy thường xuyên kiểm soát, phân tích chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra một cách chặt chẽ, không để bất cứ nguyên liệu hay sản phẩm nào ngoài tầm kiểm soát, nên sản phẩm sản xuất luôn đạt và vượt chất lượng đã đăng ký. Phương thức kinh doanh tiếp cận thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng sao cho kinh doanh có hiệu quả, được người tiêu dùng chấp nhận. Từ đó sản phẩm xi măng ACIFA của nhà máy xi măng An Giang tiêu thụ mạnh và bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”.

- Nhà máy thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 ngày càng phát huy nên từ đó chất lượng sản phẩm của nhà máy luôn ổn định, tạo uy tín trên thương trường và được sự tín nhiệm của khách hàng từ đó khách hàng tiêu thụ nhiều hơn năm 2003.

- Nhà máy có sự chuẩn bị tốt và linh hoạt về việc cho ra đời loại bao bì mới, giá cả, các hình thức khuyến mãi và có sự quan tâm nhiều hơn khách hàng trong tỉnh An Giang và củng cố khách hàng ngoài tỉnh khi thay đổi nhãn hiệu “Clinker Hà Tiên” sang nhã hiệu ACIFA trên vỏ bao bì. Kết quả là được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm và tiêu dùng.

- Thông qua các kỳ Hội Trợ Triển Lãm nhà máy giới thiệu các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hướng dẫn bảo quản sử dụng hoặc tư vấn xây dựng cho khách hàng khi có yêu cầu mà không tính bất kỳ chi phí nào.

- Tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy không ngừng cải tiến công nghệ, nghiên cứu chế tạo thiết bị để tiết kiệm chi phí, hạ giá thánh sản phẩm. Cụ thể trong năm nhà máy đã chế tạo băng tải đóng bao trực tiếp lên xe nhằm tiết kiệm thời gian giao hàng cho khách hàng khi lúc cao điểm thị trường đang cần.

- Nhà máy tổ chức nhiều hình thức theo dõi thái độ của khách hàng đối với sản phẩm xi măng của nhà máy để đạt được sự phản hồi và hữu ích để phục vụ khách hàng tốt hơn chẳng hạn như: thăm viếng khách hàng 1 lần/tháng, đặt họp thư góp ý tại phòng khách của phòng kế hoạch kinh doanh của nhà máy, mời các nhà phân phối và đại lý dự hội nghị khách hàng, khảo sát toàn bộ khách hàng 6 tháng một lần.

- Tỉnh An Giang tiến hành đầu tư xây dựng các khu và cụm công nghiệp (khu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang (Trang 31)