Phân tích tình hình cung ứng của nhà máy xi măng An Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang (Trang 39)

4.2.1. Phân tích tình hình mua vào của nhà máy xi măng An Giang Nhận xét: 4

* Năm 2004: Nhìn chung tình hình mua nguyên liệu đầu vào của nhà máy xi măng An Giang năm 2004 so với năm 2003 giảm 8.333 tấn với số tương đối giảm 4 %, trong đó nguyên liệu Clinker giảm mạnh nhất so với năm 2003 là 10.050 tấn với số tương đối giảm 7 %. Nguyên nhân là do trong năm 2004 nhà máy không còn mua Clinker của Công ty xi măng Hà Tiên mà phải nhập khẩu từ bên ngoài nhưng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài không ổn định, quan hệ bạn hàng còn bị chi phối bởi các thị trường trung gian khá lớn làm cho nguồn nguyên liệu cung ứng bị giảm xuống. Tuy nhiên, nguyên liệu đá phụ gia năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.833 tấn với số tương đối tăng 5 % nguyên nhân là do việc gia công bột đá chưa bám sát chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà máy và tỷ lệ phối liệu còn dao động.

* Năm 2005: Qua số liệu phân tích thì tình hình mua nguyên liệu đầu vào của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 giảm 23.666 tấn với số tương đối giảm 13 %, trong đó nguyên liệu Clinker giảm 21.696 tấn với số tương đối giảm 16 %, thạch cao giảm 1.257 tấn với số tương đối giảm 22 %, đá phụ gia giảm 713 tấn với số tương đối giảm là 5 %. Nguyên nhân là do trong năm 2005 tình hình hoạt động kinh doanh và sản lượng tiêu thụ của nhà máy giảm so với năm 2003 và năm 2004. Mặt khác, các nhà máy sản xuất xi măng cạnh tranh thu mua về giá nguyên liệu và ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu và giá than dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn cho nhà máy trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất.

4.2.2. Phân tích tình hình dự trữ của nhà máy xi măng An Giang

Dự trữ hàng hóa nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của nhà máy được liên tục, dự trữ không thể ở mức quá thấp vì như vậy khi nhu cầu thị trường tăng cao thì không đủ hàng để cung cấp cho khách hàng và nhà máy cũng không nên dự trữ hàng hóa ở mức quá cao, do dự trữ ở mức cao sẽ làm cho nhà máy ứ đọng vốn và làm hiệu quả kinh doanh bị giảm sút. Tuy nhiên, do tính chất hoạt động của từng chuyến hàng thông qua việc ký kết hợp đồng nên nhà máy thường mua vào và bán ra ngay cho khách hàng hoặc chuyển giao thẳng cho các đại lý. Do vậy, nhà máy không có tình trạng dự trữ lâu ngày. Chính yếu tố này giúp cho nhà máy khắc phục được tình trạng ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn mà hiện nay đối với nhà máy là vấn đề hết sức khó khăn. Ngoài ra, vấn đề dự trữ hàng hóa sao cho không thừa không thiếu còn là một phương án giải quyết tình trạng thiếu vốn của nhà máy.

Nhận xét: 5

* Năm 2004: Nhìn chung, tình hình dự trữ hàng hóa thực tế của nhà máy xi măng An Giang so với năm 2003 tăng 4.563.499 nghìn đồng với số tương đối tăng 41 %, trong đó công cụ dụng cụ tăng lên 1.194.886 nghìn đồng với số tương đối tăng 98.9 % và nguyên vật liệu tăng 4.421.399 nghìn đồng với số tương đối tăng 49,9 %. Đặc biệt chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng lên rất mạnh. Nguyên nhân là do:

- Nhà máy đánh giá tình hình Clinker sẽ tăng giá trong thời gian sắp tới nên đã chủ động chuẩn bị dự trữ kịp thời với giá phù hợp, góp phần ổn định giá bán xi măng

4 Nhận xét tình hình mua vào của nhà máy xi măng An Giang dựa vào phụ lục 4 trang 57.

nhằm giữ vững thị phần, đồng thời làm cho tình hình sản xuất của nhà máy được ổn định.

- Các thiết bị tồn kho nắm chưa chính xác để mua tồn kho nhiều lần ảnh hưởng đến vốn của nhà máy.

- Cải tiến chế tạo máy móc trong nhà máy không để các bộ phận chuyên môn xem xét kỹ và hiệu quả trước khi tiến hành.

- Con người không qua đào tạo mà chỉ lấy những người ở các bộ phận khác qua làm kinh doanh nên làm không quen hoặc không thích.

- Gia công bột đá chưa bám sát chỉ đạo và đề xuất kịp thời khó khăn vướng mắt, điều động xe cộ lộn xộn, tiêu hao nhiều xăng dầu và sửa chữa nhiều.

- Tỷ lệ phối liệu đưa vào sản xuất còn dao động dẫn đến tiêu hao nhiên liệu lãng phí.

* Năm 2005: tình hình dự trữ hàng hóa của nhà máy xi măng An Giang so với cùng kỳ năm 2004 giảm đi 66.987 nghìn đồng với số tương đối giảm 0,42 %, tuy nhiên trong đó nguyên vật liệu tồn kho tăng 176.530 nghìn đồng với số tương đối tăng 1,3 %, thành phẩm tồn kho tăng 10.765 nghìn đồng với số tương đối tăng 778,9 % và chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang cũng tăng lên 44.770 nghìn đồng với số tương đối tăng 43,2 %. Nguyên nhân là do:

- Một số cửa hàng ngưng tiêu thụ xi măng ACIFA chuyển sang tiêu thụ xi măng Phúc Sơn để có lợi nhuận cao hơn nên tình hình tiêu xi măng của nhà máy không đạt kế hoạch dẫn đến tình hình tồn kho tăng lên.

- Khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng xi măng ACIFA PCB 40, mà giá xi măng ACIFA PCB 40 của nhà máy xi măng An Giang qúa cao nên rất khó cạnh tranh với các loại xi măng khác.Chính vì vậy, tình hình tiêu thụ xi măng của nhà máy chậm lại làm cho thành phẩm tồn kho ngày càng nhiều.

- Trong kinh doanh còn chủ quan, thụ động trong việc mở rộng thị trường, quan tâm các chính sách bán hàng cụ thể và thường xuyên, chưa đi sâu vào phân tích đối thủ cạnh tranh một cách khách quan.

- Bao bì chất lượng duy trì không ổn định nên khi vận chuyển dễ bị vỡ.

- Khách hàng phản ánh xi măng không nhựa nên nhà máy phải điều chỉnh lại tỷ lệ đá và đưa vào thêm chất trợ nghiền.

- Khách hàng phản ánh xi măng kém chất lượng do xi măng chết gió, nhà máy thu hồi và đưa vào xây dựng nội bộ.

Tuy nhiên, công cụ dụng cụ của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 giảm 299.052 nghìn đồng với số tương đối giảm 12,4 % chủ yếu do các bộ phận có liên quan hàng tháng thường xuyên kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu: sản xuất kinh doanh, sản lượng tiêu thụ, số lượng tồn kho…để tiến hành lập kế hoạch chiến lược phù hợp vào từng thời điểm. Nhìn chung tình hình dự trữ của nhà máy xi măng An Giang trong năm 2005 giảm nhưng thành phẩm tồn kho ngày càng một nhiều, điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy có chiều hướng giảm.

4.3. Phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy xi măng An Giang4.3.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy 4.3.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy

Nhận xét: 6

* Năm 2004: Tình hình tài sản của nhà máy xi măng An Giang năm 2004 so với cùng kỳ năm 2003 tăng 8.337.713 nghìn đồng với số tương đối tăng 16,4 %, trong đó:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2004 so với năm 2003 tăng 9.107.592 nghìn đồng với số tương đối tăng 25,6 %, trong đó các khoản phải thu tăng 4.675.061 nghìn đồng với số tương đối tăng 19,4 %. Điều này cho thấy nhà máy thu hồi công nợ chưa đạt yêu cầu so với số phải thu, làm tăng tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm cho việc sử dụng đồng vốn không có hiệu quả. Mặt khác, hàng tồn kho của nhà máy so với năm 2003 tăng 4.563.499 nghìn đồng với số tương đối tăng 40,7 % chủ yếu là do trong năm 2004 đánh gía tình hình nguyên liệu Cliker tăng nên tập kết về nhập kho để đủ phục vụ cho sản xuất nhằm giữ giá thành sản phẩm như cũ để cũng cố thị phần. Tuy nhiên, vốn bằng tiền của nhà máy xi măng An Giang năm 2004 giảm 74.115 nghìn đồng với số tương đối giảm 85,3 % so với năm 2003, điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của nhà máy sẽ gặp khó khăn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2004 so với năm 2003 không đổi và không có. Như vậy nguồn thu lợi tức trong ngắn hạn của nhà máy không có.

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của nhà máy năm 2004 so với năm 2003 giảm 769.879 nghìn đồng với số tương đối giảm 5 %. Điều này cho thấy qui mô tài sản cố định của nhà máy có phần giảm sút, trong đó:

+ Tài sản cố định năm 2004 giảm so với năm 2003 là 1.127.329 nghìn đồng với số tương đối giảm 7,4 %. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy có phần giảm sút nhưng không đáng kể, cho thấy xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy có chiều hướng xấu đi.

+ Tuy nhiên, chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang năm 2004 so với năm 2003 tăng 327.450 nghìnđồng nguyên nhân là do nhà máy lắp đặt băng tải thứ 3 của dây chuyền 1, mở 2 cửa kho xuất xi măng, gia công sàn đóng bao che bụi dây chuyền 4 chưa hoàn thành, làm giảm giá trị tài sản cố định của nhà máy.

+ Khoản đầu tư tài chính dài hạn của nhà máy tăng so với năm 2003 là 30 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn lợi tức dài hạn của nhà máy là rất tốt. Để đánh giá tình hình theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, ta có tỷ suất đầu tư của nhà máy như sau:

TSCĐ và ĐTDH

Tỷ suất đầu tư = x 100 Tổng tài sản

15.357.702

Năm 2003 = * 100 = 30 % 50.920.960

14.587.823

Năm 2004 = * 100 = 24,6 % 59.258.675

Kết quả cho thấy năm 2004 so với năm 2003 tỷ suất đầu tư của nhà máy xi măng An Giang giảm 5,4 %. Nhìn vào sự biến động giảm của tỷ suất đầu tư cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của nhà máy càng thu hẹp. Đây là một hiện tượng không tốt cho nhà máy.

* Năm 2005: Nhìn chung tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của nhà máy năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.765.106 nghìn đồng với số tương đối tăng 4 %, trong đó các khoản phải thu tăng 1.908.045 nghìn đồng với số tương đối tăng 6,6 % nhưng không đáng kể, điều này cho thấy nhà máy có phần tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ. Tuy nhiên, vốn bằng tiền của nhà máy giảm 12.761 nghìn đồng làm cho khả năng thanh toán tức thời của nhà máy gặp khó khăn nhưng phần nào giảm được khó khăn so với lúc trước.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2005 giảm so với năm 2004 là 98.758 nghìn đồng với số tương đối giảm 0,7 %, trong đó chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang giảm 391.581nghìn đồng với số tương đối giảm 93,8 %. Điều này cho thấy một số công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị tài sản cố định của nhà máy. Đầu tư tài chính dài hạn năm 2005 tăng 10 triệu đồng so với năm 2004, điều này cho thấy nguồn lợi tức dài hạn của nhà máy ngày càng tăng.

14.587.823 Năm 2004 = * 100 = 24,6 % 59.258.675 14.489.065 Năm 2005 = * 100 = 23,7 % 60.925.023

Kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm năm 2005 so với cùng kỳ năm 2004 giảm 0,9 %. Điều này cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng thu hẹp nhưng không đáng kể. Đây là một hiện tượng không tốt cho nhà máy.

Tuy nhiên, tài sản cố định của nhà máy năm 2005 tăng so với năm 2004 là 282.823 nghìn đồng với số tương đối tăng 2 %. Điều này cho thấy trong năm 2005 nhà máy đầu tư nhiều vào việc thi công xây dựng hệ thống băng tải dây chuyền 4 xuống phương tiện thủy, xây dựng cảng và cải tiến phân ly dây chuyền 3.

4.3.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của nhà máy Nhận xét: 7 Nhận xét: 7

* Năm 2004: Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu, đây là nguồn vốn cơ bản nhất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của nhà máy, qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy xi măng An Giang trong năm 2004 chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2004 so với cùng kỳ năm 2003 tăng 3.941.497 nghìn đồng với số tương đối tăng 13,7 %.

Trong đó nguồn vốn kinh doanh và quỹ của nhà máy so với năm 2003 tăng 4.605.338 nghìn đồng với số tương đối tăng 17,2 %. Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của nhà máy cũng như mắc độ tự chủ của nhà máy đã làm được trong thời gian qua. Qua số liệu ta thấy tỷ suất tài trợ của nhà máy như sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = * 100 Tổng nguồn vốn 28.710.534 Năm 2003 = * 100 = 56 % 50.920.960 32.652.031 Năm 2004 = * 100 = 55 % 59.258.675

Qua kết quả phân tích ta thấy tại thời điểm năm 2003 nhà máy có thể tự đảm bảo trang trải tài sản bằng vốn của mình là 56 % nhưng đến năm 2004 tỷ suất tài trợ của nhà máy giảm xuống chỉ còn 55 %. Ta thấy so với năm 2003 tỷ suất tài trợ của nhà máy có xu hướng giảm và ngày càng bi quan hơn nhà máy sẽ thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhà máy sẽ kho chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Mặc dù, nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy tăng so với năm 2003 nhưng lại nhận thêm các khoản nợ. Nhất là các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản phải trả khác. Điều này chứng tỏ nhà máy đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và điều đó có thể làm giảm uy tín của nhà máy trên thương trường.

Như vậy qui mô tài sản của nhà máy giảm, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy cũng không tăng mặc dù việc phân bổ nguồn vốn của nhà máy năm 2004 tương đối hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu của nhà máy có nhiều rủi ro.

Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy tăng rất mạnh, các khâu nhân sự giảm, tỷ suất tài trợ giảm. Điều này cho thấy nhà máy chưa thật sự có kế hoạch phù hợp trong việc đầu tư tài sản và chuẩn bị không thật tốt khâu nhân sự khi nhu cầu thị trường biến động và đối thủ cạnh tranh áp dụng nhiều chính sách bán hàng khác nhau.

* Năm 2005: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy xi măng An Giang giảm 1.386.050 nghìn đồng với số tương đối giảm 4,2%, trong đó nguồn vốn kinh doanh năm 2005 giảm so với cùng kỳ năm 2004 là 104.086 nghìn đồng với số tương đối giảm 0,3 %.

Để đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính của nhà máy cũng như mức độ tự chủ hay những khó khăn mà nhà máy phải đơng đầu. Qua số liệu ta thấy tỷ suất tài trợ của nhà máy như sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ = * 100 Tổng nguồn vốn 32.652.031 Năm 2004 = * 100 = 55 % 59.258.675 31.265.981 Năm 2005 = * 100 = 51 %

60.925.023

Như vậy tại thời điểm năm 2004 nhà máy chỉ có thể tự đảm bảo trang trải tài sản bằng vốn của mình là 55% nhưng đến năm 2005 tỷ suất tài trợ của nhà máy đã giảm xuống còn 51%. Đối chiếu ta thấy so với năm 2004 tỷ suất tài trợ của nhà máy ngày càng giảm xuống , tình hình tài chính của nhà máy có xu hướng giảm, nhà máy sẽ thiếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)