Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Marketing mix đối với dịch vụ cho vay mua nhà của Sở giao dịch I _NHCT (Trang 49)

2.2.1. Các loại đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ cho vay mua nhà của SGD I bao gồm các chi nhánh trong cùng hệ thống NHCT tại Hà Nội và các ngân hàng thương mại khác bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước khác, ngân hàng cổ phần, liên doanh và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn Hà Nội

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Hiện nay các đối thủ cạnh tranh chính, trực tiếp với SGD I có thể kể ra như Sở giao dịch của các ngân hàng: Ngoại thương, một số ngân hàng cổ phần lớn trong thành phố phát triển mạnh dịch vụ này như Techcombank, ABBank, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu triển khai dịch vụ này vài năm trở lại đây như: ANZ, HSBC.

Qua một số thống kê của ngân hàng cổ phần. Năm 2007 là năm phát triển mạnh của dịch vụ cho vay mua nhà tại các ngân hàng này, tỉ lệ dự nợ chiếm tỉ lệ lớn trên tổng dư nợ. Tỉ lệ này của các ngân hàng từ 20 đến 70%. Một tỉ lệ dư nợ lớn của dịch vụ này so với nhiều năm trước cho thấy các ngân hàng đang triển khai, phát triển mạnh mẽ dịch vụ này trên thị trường.

Ví dụ:

6Tính đến hết tháng 9/2007, doanh số cho vay tiêu dùng (chủ yếu là cho vay mua nhà) của VP Bank đạt gần 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng dư nợ của ngân hàng này, tăng gần 50%/cùng kỳ năm trước. Còn đối với Ngân hàng Quốc tế (VIBank), cho vay cá nhân tiêu dùng chiếm hơn 70%. Đặc biệt, đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chỉ trong tháng 9 vừa qua, vay tiêu dùng tăng đến 50,8% so với đầu năm và tăng 52,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 22,1% trên tổng dư nợ, trong đó chủ yếu cho vay mua nhà.

+Cạnh tranh ngoài ngành

Hiện nay, dịch vụ cho vay mua nhà không chỉ hấp dẫn các ngân hàng mà các công ty tài chính, quỹ đầu tư, các công ty kinh doanh bất động sản cũng triển khai cung cấp dịch vụ, thu hút khách hàng trên thị trường

Công ty Tài chính Prudential (PruFC) đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt với hệ thống ngân hàng khi tận dụng lợi thế mạng lưới rộng lớn để triển khai các kênh phân phối của mình. Các khoản vay mua nhà ở, mua bất động, mua sắm hàng tiêu dùng như đồ điện tử, xe máy, đồ gia dụng, học phí cho con cái... đều được công ty này thực hiện. Thủ tục cho vay cũng rất đơn giản, giải quyết cho vay tín dụng trong vòng 10 phút với các khoản vay lên tới 200 triệu đồng.

Công ty Tài chính Société Générale Viet Finance (SGVF) thuộc Tập đoàn tài chính Société Générale (Pháp) là một tổ chức tài chính phi ngân hàng nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam, với tổng vốn điều lệ 200 triệu USD. Quỹ đầu tư này cũng tung nhiều chương trình cho vay hấp dẫn.

Các công ty bất động sản đưa ra các hình thức bán nhà trả góp cũng trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh của ngân hàng khi cung cấp dịch vụ này.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong hoạt động cung cấp dịch vụ này của SGD I-NHCT là những ngân hàng, những công ty tài chính sắp gia nhập thị trường Hà Nội sẽ kinh doanh dịch vụ cho vay mua nhà dành cho khách hàng cá nhân.

7Theo nhận định của các chuyên gia, hoạt động cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng cá nhân sẽ ngày càng gay gắt. Thị trường bán lẻ sẽ không còn là sân chơi độc quyền của các ngân hàng. Các tổ chức phi tài chính đang hành động một cách ráo riết để chiếm lĩnh thị phần đặc biệt là trong cung cấp các khoản vay cá nhân và vay mua nhà. Còn với tập đoàn kinh doanh siêu thị và bán lẻ như Wal-mart, quan tâm của họ trong cung cấp dịch vụ tài chính cũng như việc gianh giới của tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính đang ngày càng không còn rõ ràng là việc trả lời câu hỏi: Ngân hàng sẽ hoạt động ra sao trong việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ.

2.2.2. Mức độ cạnh tranh

Cùng với việc Nhà nước tháo dỡ dần từng bước các quy định về kiểm soát lãi suất, tỉ giá… trao quyền tự chủ cho các ngân hàng trong việc đàm phán, kí kết với khách hàng. Các ngân hàng bước đầu đã có sự chủ động hơn trong việc triển khai các nghiệp vụ và các hình thức kinh doanh mới, do đó đã làm cho việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên sôi động và minh bạch hơn.

Tuy nhiên mức độ cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay chưa thực sự gay gắt, sự thống trị của các ngân hàng thương mại nhà nước như ngân hàng Công thương vẫn có thế mạnh nhờ sự uy tín, lâu năm cùng sự hỗ trợ của nhà nước. Những năm gần đây và tới đây cùng với việc nhà nước từng bước tách các hoạt động chính sách ra khỏi hoạt động thương mại, xóa dần bao cấp trong hoạt động tín dụng và trao quyền tự chủ kinh doanh đầy đủ cho các ngân hàng thương mại nhà nước này, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần cũng như ngân hàng nước ngoài sẽ bình đẳng hơn. Điều này cũng làm tăng mức độ cạnh tranh cũng như tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Như sự kiện IPO của Vietcombank cuối năm 2007 vừa qua đã làm thay đối phần nào sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác, Mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện nay chưa gay gắt một phần do tiềm năng phát triển còn rất lớn của thị trường. Đặc biệt, đối với thị trường dịch vụ cho vay mua nhà hiện nay, tiềm năng thị trường còn rất lớn. Có thể thấy rằng, thị trường NHTM Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nhiều phân đoạn thị trường còn bỏ ngỏ.

Cùng sự nới lỏng dần các quy định đối với các TCTD có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang và sẽ làm gia tăng mức độ cũng như tính chất cạnh tranh trên thị trường.

Sau khi kí hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần đã phải nỗ lực do sự gia tăng những áp lực. Những áp lực này sẽ rất mạnh mẽ khi các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài hoàn toàn được dỡ bỏ khi Việt Nam thực hiện những cam kết theo lộ trình về việc mở cửa thị trường.

2.2.3. Hình thức cạnh tranh

Trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho vay mua nhà hiện nay, hoạt động cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các ngân hàng đưa ra rất nhiều cách nhằm thu hút khách hàng đến với mình.

+Cạnh tranh về sự linh hoạt trong quá trình cung cấp dịch vụ

Hiện nay các ngân hàng đang cố gắng nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của mình thông qua việc ngày càng hoàn thiện các bước dịch vụ. Rút ngắn thời gian cung cấp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng, gia tăng sự thuận tiện tiết kiệm thời gian cho khách hàng một cách tối ưu.

Lợi thế cạnh tranh này phần lớn thuộc về các ngân hàng cổ phần lớn trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ví dụ như: Ngân hàng Sacombank cam kết hoàn thành thủ tục cho khách hàng đến vay tiền mua nhà tại ngân hàng này là trong vòng 3 ngày. Ngân hàng HSBC sẽ giải quyết hồ sơ vay trong vòng 48 tiếng.

+Cạnh tranh về các yếu tố dịch vụ:

Điều kiện vay ngày càng được các ngân hàng cải thiện nhiều hơn, phù hợp, đến gần hơn với nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu.

Các yếu tố của dịch vụ cũng được các ngân hàng đưa ra ngày càng hấp dẫn khách hàng. Ví dụ: Thời gian vay dài: ngân hàng Techcombank đưa ra thời hạn vay lên đến 30 năm, Ngân hàng HSBC là 25 năm. Tỉ lệ vốn vay mấy năm trước chỉ từ 50% đến 70 % giá trị TSĐB, hiện nay đã lên tới 90% đến 95% (Southern Bank) Thời gian ân hạn cũng ngày càng có lợi đối với khách hàng

+Cạnh tranh lãi suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một yếu tố được khách hàng khá quan tâm nên các ngân hàng cũng đưa ra mức lãi suất khá cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Giảm lãi suất cho vay là một cách thức hấp dẫn khách hàng đến với ngân hàng trong năm 2007 được rất nhiều ngân hàng áp dụng.Hàng loạt dịch vụ cho vay mới như hỗ trợ nhà đất, mua ô tô, hỗ trơ kinh doanh được giới thiệu với nhiều thuận lợi về điều kiện vay và lãi suất. Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) vừa điều chỉnh mức giảm lãi suất cho vay tín dụng đối với tất cả các sản phẩm từ 0,05%/tháng đến gần 0,2%/tháng. ABBank cũng đã đưa ra thị trường chuỗi sản phẩm bán lẻ cho vay mua nhà,

ôtô và tiêu dụng tín chấp với mức lãi suất cho vay chỉ từ 0,99%/tháng đến 1,05%/tháng. Mức lãi suất này cũng đã được điều chỉnh giảm đến hơn 20% so với mức cũ từ cuối tháng 9/2007.

Hình thức này một mặt là làm gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng tuy nhiên dường như lợi thế nhiều hơn thuộc về các ngân hàng cổ phần bởi nguồn vốn của các ngân hàng này ít chịu sự kiểm soát chẳt chẽ của nhà nước như về tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc là công cụ thực hiện chính sách tài khóa tiền tệ của nhà nước

2.3. Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển dịch vụ cho vay mua nhà trên thị trường Hà Nội cho vay mua nhà trên thị trường Hà Nội

2.3.1.Những yếu tố thuộc về môi trường kinh tế và xã hội 2.3.1.1. Môi trường kinh tế

Những biến động về môi trường kinh tế, đặc biệt là sự nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống trong dân cư là môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay mua nhà của các ngân hàng. Sự phát triển mạnh về kinh tế đất nước góp phần nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt ở các thành phố lớn. Thu nhập và đời sống được cải thiện, phát sinh nhiều hơn những nhu cầu nhằm trang bị tốt hơn cho cuộc sống. Nhu cầu về mua sắm, tiêu dùng gia tăng, nhu cầu về nhà ở, môi trường sống đồng thời người dân có sự tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ ngân hàng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ.

Tiếp theo phải kể đến tình hình biến động của thị trường nhà đất phản ánh nhu cầu về nhà ở của người dân. Yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ. Năm 2007 vừa qua là năm có sự tăng mạnh về nhu cầu nhà ở của người dân tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của sự gia tăng nhu cầu nhà ở này là trong năm 2007 là nước ta đã thực sự hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống của người dân trong nước đã được nâng lên, tích lũy của nhiều người dân đã đủ để có thể mua được nhà, đất tại các đô thị lớn. Đồng thời, với việc ra đời của Luật Cư trú thì chính sách về nhập cư của chúng ta đã cởi mở hơn, tạo điều kiện cho nhiều người có thể mua đất, nhà và sinh sống tại các đô thị lớn. Trong khi đó, tiến độ thực hiện các dự án nhà ở lại rất chậm. Chỉ tính riêng Hà Nội trong mấy năm qua phê duyệt được hơn chục dự án nhưng chỉ có 4 dự án đưa vào triển khai. Chính những điều này đã khiến nguồn cung nhà đất trên thị trường thực sự là không đủ đáp ứng được “cầu” đang ngày càng tăng cao. Và một khi cung ít nhưng cầu nhiều thì tất yếu giá sẽ bị đẩy lên cao, tạo ra những cơn sốt bất lợi cho người dân. Nắm bắt nhu cầu về nhà ở tăng mạnh, sự cạnh tranh của các ngân hàng trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho vay mua nhà dành cho khách hàng cá nhân cũng ngày càng gay gắt.

Tiếp theo là sự mở cửa của thị trường chung và tình hình phát triển của thị trường tài chính cũng không nằm ngoài sự thay đổi của thị trường: từ ngày 1/4/2007, theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa, cho phép các NH ngoại lập NH con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài là những NH toàn cầu nhưng có tham vọng địa phương đều đã có chiến lược bán lẻ ở Việt Nam, họ chuyên nghiệp và nhanh nhạy. Nền kinh tế hội nhập báo hiệu một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Để tránh mặt thị phần, các ngân hàng trong nước cần phải gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.

2.3.1.2. Môi trường văn hóa, xã hội

Xu hướng giao thoa và ảnh hưởng của nền văn hóa nước ngoài. Người dân có xu hướng tiếp cận lối sống hiện đại, quen dần với các giao dịch vơi ngân hàng. Dịch vụ cho vay mua nhà phát triển phần nào thể hiện sự thay đổi thói quen của người dân e ngại trong các hoạt động liên quan đến ngân hàng. Đặc biệt là xu hướng này dễ dành được giới trẻ chấp nhận và giống như sự phát triển của các nước phát triển. Dịch vụ ngân hàng dần sẽ trỏ thành dịch vụ không thể thiếu trong cuộn sống xã hội hiện đại

Sự thay đổi trong phân bố dân cư xã hội cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của dịch vụ cho vay mua nhà. Người dân, nhất là phần lớn đối tượng giới trẻ luôn mong muốn được sống và làm việc tại các thành phố lớn. Do đó tỉ lệ dân cư sống tại các thành phố ngày càng gia tăng kéo theo là nhu cầu lớn về nhà ở tại các thành phố này. Và đây là một xu hướng mà các ngân hàng cần nắm bắt xu hướng này trong quá trính xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng mình.

2.3.2. Sự điều tiết của chính phủ và các chính sách của ngân hàng nhà nước, ngân hàng Công thương. hàng Công thương.

Đây là yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Hệ thống pháp lý điều chỉnh, tổ chức hoạt động của hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn chi tiết thi hành hai luật nói trên. Dịch vụ cho vay mua nhà là một trong những hoạt động tín dụng chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý thông qua các quyết định, quy định, nghị định ban hành.

 Ngân hàng nhà nước là cơ quan có chức năng chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước, một trong các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ là chính sách về lãi suất. Đây là chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là một chức năng quan trọng của ngân hàng nhà nước Việt Nam thông qua các quy định về bảo đảm tiền vay,

giới hạn cho vay, bảo lãnh…; quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng như quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay, quá trình thẩm định trước, trong và sau khi vay; các yêu cầu về tỉ lệ , khả năng chi trả, yêu cầu đủ vốn. Ngân hàng nhà nước cũng thường xuyên bổ sung, sửa đổi các quy định trên.

Nghị định số 187/2000/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay và luật đất đai sửa đổi

Nghị định 178/199 NĐ/CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của tổ chức

Một phần của tài liệu Marketing mix đối với dịch vụ cho vay mua nhà của Sở giao dịch I _NHCT (Trang 49)