Xây dựng và thực thi một chính sách giá cả hợp lý:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 123 - 124)

IV. Một số giải pháp đổi mới hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp siêu thị

4.5. Xây dựng và thực thi một chính sách giá cả hợp lý:

Đa phần các siêu thị 100% của Việt Nam hiện nay đều có mức giá cao, thiếu tính cạnh tranh so với các siêu thị có yếu tố n−ớc ngoài và các dạng cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại khác.

Thời gian tới, để phát triển kinh doanh mà cụ thể là tăng doanh số bán hàng trong khi phải đảm bảo tăng lợi nhuận, các siêu thị cần xây dựng và thực thi các chính sách giá cả hợp lý nhất trong quan hệ với chất l−ợng hàng hoá. Giá cả hợp lý mà cụ thể là giá thấp trong siêu thị là kết quả của các yếu tố giảm chi phí bán hàng thông qua việc thực hiện quay vòng hàng hoá nhanh và quan hệ tốt với các nhà cung cấp.

- Việc quay vòng hàng hoá nhanh có thể đ−ợc thực hiện thông qua các biện pháp ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý l−ợng tồn kho, thực hiện tốt việc tr−ng bày sắp xếp hàng hoá và các biện pháp kích thích mua hàng và xúc tiến th−ơng mại khác mà chúng tôi đã khuyến nghị bên cạnh một biện pháp cực kỳ quan trọng là định giá và ghi giá đúng cho phổ hàng hoá của siêu thị với nhiều nhãn mác hàng hoá và tiêu chuẩn chất l−ợng khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối t−ợng khách hàng siêu thị. Cũng cần chú ý tới tâm lý khách hàng khi ghi giá, những số thập phân về giá cả đôi khi hấp dẫn khách hàng hơn là những chữ số giá tròn trĩnh…

- Xây dựng và duy trì quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong một kênh phân phối liên kết dọc vững chắc: Trong quan hệ với các nhà cung cấp, sự thiếu chuyên nghiệp của một số nhà quản lý siêu thị hiện nay cùng với thái độ −u đãi quá mức của các nhà cung cấp đã dẫn tới tình trạng một số siêu thị ch−a coi trọng các nhà cung cấp. Một số siêu thị lại mới chỉ tập trung vào khách hàng mà quên hẳn việc làm marketing với nhà cung cấp của mình. Tất cả những hiện trạng này cần đ−ợc nhìn nhận lại và chấn chỉnh ngay nếu siêu thị muốn phát triển về lâu dài. Các siêu thị cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết với các nhà sản xuất cả trong và ngoài n−ớc để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định, phongn phú với giá cả cạnh tranh và do vậy mà phát triển siêu thị và góp phần phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Quan hệ với các nhà cung cấp cần đ−ợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến l−ơc, bình đẳng, cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và quyền lợi.

119

Siêu thị không đ−ợc chèn ép bắt nạt, vòi vĩnh các nhà cung cấp; Tránh tình trạnh cố tình gây khó khăn trong thanh toán các nhà cung cấp nh− nợ đọng lâu ngày, nhập hàng gối đầu… Các siêu thị nên th−ờng xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, sự phát triển, và các dự án của siêu thị. Có thể thực hiện việc này thông qua hội nghị các nhà cung cấp hoặc thông qua các bản báo cáo. thậm chí có thể lập một đ−ờng dây thông tin liên tục tới tận phòng làm việc của ng−ời cung cấp qua mạng máy tính hay đơn giản hơn là qua điện thoại. Sao nhãng trong việc giữ gìn mối quan hệ với các nhà cung cấp sẽ gây ra sự thiếu thiện cảm, thậm chí gây hiểu lầm, làm mất uy tín của siêu thị…

Hiện nay, siêu thị đang đ−ợc các nhà cung cấp rất −u ái nhờ những −u thế nổi bật của nó trong mạng l−ới phân phối. Hàng hóa th−ờng đ−ợc −u tiên giao tr−ớc và đúng thời hạn, nhất là trong những mùa cao điểm. Thông th−ờng sau khi đặt hàng chỉ trong vòng 12 tiếng đến 24 tiếng là hàng đã đ−ợc giao. Ngoài ra, các siêu thị cũng đ−ợc h−ởng nhiều −u đãi nh− tỷ lệ chiết khấu cao từ 5-7% đối với những l−ợng hàng nhất định. Thời hạn thanh toán th−ờng kéo dài một thời gian sau khi giao hàng, có thể kéo dài khoảng 3-4 tuần… Tuy nhiên, các siêu thị không nên coi những −u đãi này là đ−ơng nhiên và luôn nhớ rằng siêu thị hoạt động trong cơ chế kinh tế thị tr−ờng, cạnh tranh khốc liệt và quan hệ giữa các đối tác phải là bình đẳng, có đi có lại mới có thể làm ăn lâu dài…

Các siêu thị cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và xây dựng mối quan hệ này trên nền tảng các hợp đồng kinh tế. Cần nghiên cứu và triển khai thực hiện QĐ 80 CP của Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, tự mình đứng ra làm đầu mối và chỉ đạo kênh phân phối liên kết dọc hàng nông sản, thực phẩm… mà đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá cho siêu thị… Việc tổ chức nguồn hàng cung cấp trực tiếp từ các nhà sản xuất cho siêu thị sẽ giảm thiểu các chi phí trung gian khiến cho giá cả hàng hóa tăng cao do vậy mà đảm bảo đ−ợc mức giá cạnh tranh cho siêu thị. Cần hợp đồng chặt chẽ với nhà cung ứng về số l−ợng, chủng loại, mẫu mã, chất l−ợng của các loại hàng hóa sẽ bán trong siêu thị của mình tránh tình trạng bán hàng có mẫu mã xấu, phẩm chất kém, ảnh h−ởng đến uy tín của siêu thị…

Khi mạng l−ới đã đủ để thành lập một trung tâm cung cấp riêng cho hệ thống siêu thị của mình thì việc thành lập một trung tâm cung ứng hàng hóa là một sự cần thiết khách quan. Với việc thành lập trung tâm mua hàng chung cho hệ thống nhằm nâng cao quyền lực thị tr−ờng của các siêu thị. Bởi vì khi mua hàng qua trung tâm này các siêu thị có thể cùng mua hàng với khối l−ợng lớn, mua trực tiếp từ nhà sản xuất do đó sẽ giảm đ−ợc chi phí mua hàng và giá hàng hóa. Ngoài ra với một trung tâm mua hàng hoá hoạt động chuyên nghiệp hoàn toàn có khả năng áp dụng kỹ thuật cao vào quản lý tồn kho, đặt hàng...một cách khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)