Những thuận lợi cho sự phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 48)

III. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam

3.4. Những thuận lợi cho sự phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam

Thứ nhất, thu nhập của ng−ời dân Việt Nam ngày càng đ−ợc nâng cao.

42

bình quân đầu ng−ời là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để quyết định mở siêu thị hay không. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu ng−ời ở Việt Nam là khoảng 640 USD, ở các thành phố và các đô thị lớn, mức thu nhập đầu ng−ời đạt từ 1000 USD đến 1800 USD. Nếu tính theo sức mua ngang giá thì con số này có thể gấp đôi hoặc gấp ba, đây là một thuận lợi căn bản cho phát triển các siêu thị ở khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trong cả n−ớc và các đại siêu thị ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp lớn.

Thứ hai, tốc độ đô thị hoá nhanh và lối sống công nghiệp trở nên phổ biến. Siêu thị, đại siêu thị và các loại cửa hàng bán lẻ hiện đại gắn liền với quá trình đô thị hoá, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn. Với dân số hiện nay khoảng 83 triệu, Việt Nam là một thị tr−ờng có sức tiêu thụ hàng hoá rất mạnh. Là một quốc gia đang phát triển và đang tiến hành CNH-HĐH trên mọi lĩnh vực, Việt Nam đang và sẽ xây dựng hàng loạt đô thị lớn để thích ứng với trình độ phát triển chung của thế giới. Xu h−ớng này đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh h−ởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của đại bộ phận c− dân thành thị... là điều kiện hấp dẫn kinh doanh siêu thị. Có thể nói, ng−ời tiêu dùng Việt Nam đang phản ứng rất tích cực và thuận lợi với loại hình kinh doanh siêu thị...

Thứ ba, sự thay đổi thói quen mua sắm và tập quán tiêu dùng:Trên thực tế, mặc dù còn bị ảnh h−ởng của tâm lý mua sắm chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày với khối l−ợng nhỏ, nh−ng nếp sống công nghiệp và số l−ợng phụ nữ đi làm ở các công tr−ờng, nhà máy, nhiệm sở ngày càng nhiều nên tập quán mua sắm của ng−ời thành thị Việt Nam đang dần thay đổi. Họ không có nhiều thời gian đi các chợ để lựa chọn các loại mặt hàng mình −a thích, thay vào đó là việc mua sắm với khối l−ợng lớn đủ cho tiêu dùng hàng tuần hoặc 10 ngày của bản thân và gia đình. Mặt khác, do mức sống tăng cao, đa số các gia đình đều có tủ lạnh để cất giữ, bảo quản thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nhiều ngày… Những thay đổi tập quán tiêu dùng này đang ảnh h−ởng rất tích cực tới sự phát triển của hệ thống siêu thị tại Việt Nam.

Thứ t−, lợi thế cạnh tranh của siêu thị so với các loại hình bán lẻ truyền thống: Siêu thị rõ ràng là có nhiều −u điểm so với các loại hình bán lẻ vốn có trong hệ thống phân phối ở n−ớc ra nhờ sự tiện lợi và ph−ơng thức bán hàng tự phục vụ văn minh, lịch sự và mới mẻ lại đảm bảo chất l−ợng, VSATTP...

Thứ năm, xu h−ớng quốc tế hoá ngành th−ơng mại bán lẻ: Châu á đ−ợc lựa chọn là địa điểm đầu t− chiến l−ợc của các hãng bán lẻ lớn do có số dân khá đông, mức tăng tr−ởng kinh tế lớn và là khu vực kinh tế năng động nhất trong thế kỷ XXI. Nằm trong khu vực có mức tăng tr−ởng cao, Việt Nam cũng đang là một thị tr−ờng hứa hẹn với các hãng bán lẻ xuyên quốc gia. Những thách thức đối với thị tr−ờng bán lẻ trong n−ớc là rất lớn nh−ng việc quốc tế hoá ngành công nghiệp bán lẻ trong n−ớc cũng tạo ra những cơ hội rất lớn để Việt Nam tiếp tục hiện đại hoá và phát triển hệ thống siêu thị n−ớc nhà. Sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ FDI trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị cho phép chúng ta học đ−ợc nhiều kinh nghiệm quản lý quý báu trong lĩnh vực này, đồng thời có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nội địa và xuất khẩu...

43

Ch−ơng II

Thực trạng phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam từ 1996 đến nay

I. Thực trạng hoạt động của hệ thống siêu thị ở

Việt Nam từ 1996 đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)