Lực l−ợng lao động củahệ thống siêu thị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

III. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam

1.1.5. Lực l−ợng lao động củahệ thống siêu thị

60

Đa số các siêu thị có quy mô nhỏ hoặc quy mô gia đình đều sử dụng số l−ợng nhân viên tối thiểu. Với số l−ợng danh mục hàng hoá bày bán ít và l−ợng khách đến mua sắm hàng ngày không đông nên các siêu thị nhỏ th−ờng chỉ có khoảng 20 - 30 nhân viên. Có nhiều siêu thị quy mô gia đình số nhân viên chỉ khoảng 10 - 15 ng−ời, phần lớn đ−ợc biên chế vào các bộ phận bán hàng và thu ngân.

Điểm chung nhất của các siêu thị có quy mô gia đình là việc tổ chức các bộ phận, phòng ban chỉ mang tính t−ơng đối. Một ng−ời có thể vừa là nhân viên cung ứng, vừa là nhân viên bán hàng…Việc thiếu chuyên môn hóa trong phân công lao động tại một siêu thị nh− trên chứng tỏ năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm của nhân viên siêu thị chuyên nghiệp sẽ không đ−ợc đảm bảo.

Đối với các siêu thị có quy mô lớn, số l−ợng cán bộ quản lý và nhân viên trong siêu thị sẽ lớn hơn và cách tổ chức, bố trí và phân công lao động trong siêu thị cũng bài bản hơn.

Phần lớn các siêu thị loại này tuyển dụng những cán bộ quản lý giỏi, có đầu óc kinh doanh, nắm vững và có khả năng vận dụng các chính sách của Nhà n−ớc và ứng xử nhanh tr−ớc những biến động của thị tr−ờng. Th−ờng trong các siêu thị lớn, các phòng, ban chức năng đ−ợc tổ chức một cách rõ ràng và quan hệ giữa họ cũng đ−ợc quy định rõ ràng trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ: Siêu thị Maximark ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tới trên 600 nhân viên, chuỗi siêu thị Co.op Mart (gồm 11 siêu thị ở Sài gòn và 2 siêu thị ở Cần Thơ và Quy Nhơn) có tới gần 1.500 nhân viên (trung bình khoảng 160 ng−ời/siêu thị ). Riêng tại Co.op Mart Đầm Sen, với 111 lao động chính thức, 9 lao động làm việc 1/2 thời gian nh−ng doanh thu cả năm 2001 đạt trên 58 tỷ đồng, năm 2002 đạt 66 tỷ đồng và năm 2003 đạt trên 70 tỷ đồng.

Trong tổng số lao động trong siêu thị, một phần lớn số nhân viên đ−ợc bố trí làm việc ở các quầy hàng, một số ít đ−ợc bố trí ở bộ phận kế toán và thu ngân, một số làm các công việc khác nh−: Bảo vệ, giữ đồ, vệ sinh siêu thị…

Nét chung nhất là lực l−ợng lao động trong các siêu thị hầu nh− còn trẻ, hơn 70% trong số họ là lao động nữ. Tuy làm việc trong môi tr−ờng mát mẻ, dễ chịu nh−ng đây lại là công việc khá vất vả vì họ phải cả ngày tiếp xúc với hàng hoá, phải h−ớng dẫn và phục vụ các yêu cầu của khách hàng.

Điều tra mới đây cho thấy: Mức thu nhập trung bình của một nhân viên siêu thị ở Hà Nội hiện khoảng 0,8 - 1 triệu đồng/tháng (cao hơn so với mức 0,6 - 0,8 triệu đồng tr−ớc đây).

ở Thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập bình quân hàng tháng của các nhân viên siêu thị cao hơn ở Hà Nội (đạt mức 1 - 1,2 triệu đồng/tháng). Đặc biệt tại các siêu thị của Co. op Mart, thu nhập bình quân tháng của các nhân

61

viên đạt 1,5 - 1,6 triệu đồng. Riêng siêu thị Phú Lâm, do biết cách tổ chức lao động, tạo việc làm mới, tạo sản phẩm mới để bán tại siêu thị hàng ngày nên thu nhập bình quân đầu ng−ời/tháng đạt mức 1,4 triệu đồng năm 2000, mức 1,75 triệu đồng năm 2001, mức 1,9 triệu đồng năm 2002 và hiện nay là trên 2 triệu đồng.

Một điểm đáng l−u ý là đội ngũ nhân viên ở các siêu thị Việt Nam phần đông ch−a đ−ợc đào tạo một cách có hệ thống và bài bản. Đa số các nhân viên đứng quầy chỉ có trình độ trung học phổ thông, kiến thức về hàng hoá và kiến thức xã hội trong giao tiếp còn hạn chế nên cách h−ớng dẫn, mời chào của họ nhiều lúc khiến ng−ời mua “ngại” nếu không mua hàng. Đôi lúc, ng−ời ta cũng dễ nhận thấy số nhân viên siêu thị còn đông hơn số khách đến siêu thị để lựa chọn và mua sắm.

Nổi bật trong phong trào “tiêu chuẩn hóa” nhân viên siêu thị là hệ thống Co.op Mart Thành phố Hồ Chí Minh. Với ph−ơng châm không ngừng tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả làm việc, phần lớn các nhân viên ở các siêu thị thành viên trong hệ thống đều chịu khó học hỏi, phấn đấu làm tốt các nghiệp vụ cơ bản trong siêu thị. Cũng từ những cố gắng đó, thu nhập bình quân của họ đ−ợc nâng lên liên tục qua các năm.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Đội ngũ nhân viên trong các siêu thị t− nhân luôn tỏ ra năng động, phong cách bán hàng nhiệt tình, lịch sự nên tạo đ−ợc ấn t−ợng tốt với khách hàng. Tiêu biểu là siêu thị Minimart Thái Hà, siêu thị Láng Hạ, siêu thị FiviMart…

Còn tại các siêu thị quốc doanh, tuổi trung bình của các nhân viên siêu thị t−ơng đối cao, tác phong kém linh hoạt, kém nhanh nhạy trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng…nên hiệu quả làm việc không cao. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần nghiên cứu để có sự tổ chức và phân công lao động hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Trang phục của nhân viên siêu thị cũng đang là vấn đề lớn cần bàn. Cách ăn mặc của nhân viên siêu thị là yếu tố quan trọng tạo nét đặc tr−ng riêng của mỗi siêu thị hay chuỗi siêu thị.

Từ nhiều năm nay, các siêu thị đã tổ chức may đồng phục cho cán bộ, nhân viên. Nhìn vào trang phục này, ng−ời ta có thể phân biệt giữa khách hàng và nhân viên siêu thị, đồng thời cũng là thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp với khách hàng. Tuy thế, việc chấp hành các quy định về mặc đồng phục trong siêu thị nhiều lúc ch−a tốt, đôi khi có sự nhầm lẫn giữa nhân viên siêu thị với khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)