III. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam
1.4.1. Những mặt đ−ợc
Nhìn chung, kinh doanh siêu thị đã xuất hiện và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong mạng l−ới phân phối bán lẻ ở Việt Nam cùng với quá trình đổi mới và CNH-HĐH đất n−ớc. Nền tảng kinh tế xã hội n−ớc ta đã đạt đ−ợc mức cần thiết cho việc phát triển kinh doanh siêu thị. Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời của cả n−ớc đạt 640 USD năm 2005, còn ở các đô thị lớn nh− Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mức thu nhập bình quân đầu ng−ời đạt
69
trên 1000 - 1800 USD, đã đủ điều kiện cơ bản cho phát triển hệ thống siêu thị đầy đủ (siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị).
- Tuy mới b−ớc đầu phát triển, kinh doanh siêu thị ở Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong ngành th−ơng mại bán lẻ của cả n−ớc. Bên cạnh những siêu thị bán lẻ độc lập, mô hình chuỗi siêu thị đã hình thành, cùng với các đại siêu thị và các dạng cửa hàng hiện đại t−ơng đ−ơng có sự tham gia của các tập đoàn phân phối lớn n−ớc ngoài đang đ−ợc vận hành hiệu quả đã và đang là những nhân tố tích cực làm thay đổi cả l−ợng và chất của hệ thống siêu thị trong cả n−ớc.
- Doanh thu của các siêu thị ngày càng cao là kết quả của số l−ợt khách hàng mua sắm trong siêu thị tăng lên và trị giá trung bình mỗi l−ợt mua của khách hàng cũng tăng nhanh. Tổng mức bán lẻ xã hội tăng góp phần quan trọng vào qúa trình thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội, kích thích sản xuất phát triển. Trong khi đó, mức lợi nhuận đạt đ−ợc của các siêu thị ngày càng lớn đã có những đóng góp không nhỏ vào quỹ phát triển doanh nghiệp và tăng thu cho ngân sách nhà n−ớc.
- Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh cả về diện tích cửa hàng và số l−ợng, chủng loại hàng hoá bày bán, hoạt động kinh doanh siêu thị ở n−ớc ta đã có nhiều biến đổi về chất. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đã thiết lập đ−ợc quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Việc khai thác nguồn hàng có chất l−ợng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với mọi đối t−ợng khách hàng không những giúp cho các siêu thị lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, mua sắm mà còn giúp các nhà sản xuất, chế biến có nơi tiêu thụ ổn định, khối l−ợng lớn các sản phẩm hàng hoá của mình. Thâm nhập một mạng l−ới tiêu thụ văn minh hiện đại sẽ khuyến khích đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam. Đây chính là một động lực cho sản xuất phát triển. Siêu thị cũng góp phần tạo ra một kênh xuất khẩu mới cho các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam thông qua việc thâm nhập mạng l−ới này. Bên cạnh đó, các dịch vụ khách hàng tại các siêu thị cũng không ngừng đ−ợc đổi mới. Các siêu thị ngày càng văn minh, hiện đại, tiện nghi, có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng phục vụ nhiều đối t−ợng khách hàng vừa đi mua sắm kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi th− giãn, ăn uống…
Nhìn chung, cho đến nay, các kênh bán hàng hiện đại nh−: Siêu thị, TTTM đã chiếm khoảng 15%-20% trong tổng mức l−u chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ngành th−ơng mại bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế.