Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực chứng khoán

Một phần của tài liệu tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 53 - 60)

3. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hạ

3.2. Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực chứng khoán

hại trong lĩnh vực chứng khoán

Theo quy định hiện hành của LCK, việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên thông qua các con đường thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Có thể nhận thấy, các quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đã được quy định rất đầy đủ bởi các Luật chung và chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy rằng việc giải quyết các tranh chấp về chứng khoán thường gặp phải một số khó khăn và vướng mắc nhất định, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề xác định thiệt hại để dựa trên cơ sở đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở các nước, LCK thường quy định rất rõ nghĩa vụ bồi thường cho từng loại hành vi gây thiệt hại, đi kèm với cách thức xác định trị giá khoản bồi thường trong một số trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, LCK Hàn Quốc quy định về mức bồi thường tổn thất do hồ sơ sai sót được quy định tại điều 15, trách nhiệm bồi thường của kiểm toán viên trong điều 197 được xác định là: Lượng chênh lệch giữa mức thực trả của bên nguyên để mua chứng khoán và một trong các giá trị sau đây: (1) Giá trị thị trường của chứng khoán tại thời điểm kết thúc xét xử ứng khẩu nếu có đơn kiện đối với các chứng khoán liên quan (trong trường hợp không có giá trị thị trường thì sẽ áp dụng giá trị được đánh giá tại thời điểm chứng khoán được bán thanh lý); (2) Giá trị mà tại đó chứng khoán sẽ được bán thanh lý, trong trường hợp việc thanh lý những chứng khoán này được tiến hành trước thời điểm kết thúc xét xử nêu trong trường hợp (1).

Còn Luật chứng khoán Thái Lan năm 1992 quy định tại điều 82 về giá trị đền bù thiệt hại do bản đăng ký phát hành và bản thông cáo phát hành có nội dung giả mạo: Là phần chênh lệch của số tiền mà người khiếu tố đã bỏ ra để mua chứng khoán đó với giá trị thực tế, nếu có sự thông báo công khai đúng đắn thông tin theo quy định của Văn phòng, nhưng không được thấp hơn mệnh giá của chứng khoán đó, cộng với lãi suất của phần chênh lệch trên thời gian sở hữu chứng khoán theo tỷ lệ lãi suất bình quân tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của ít nhất là bốn ngân hàng thương mại do Văn phòng quy định. Tương tự như vậy,

Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Nhật Bản năm 1948 cũng có quy định chi tiết về khoản tiền bồi thường khi đưa ra những tuyên bố sai tại điều 19; khoản tiền phải bồi thường do hành vi gây rối loạn thị trường tại điều 160.

Ở Việt Nam, nhà làm luật lựa chọn giải pháp không đưa ra các quy định cụ thể về việc xác định giá trị khoản bồi thường trong từng trường hợp vi phạm mà dựa trên các quy định chung của Bộ luật dân sự và Luật thương mại về bồi thường thiệt hại. Luật thương mại 2005 quy định: bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Trong đó, giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị thiệt hại đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm [10, điều 302].

Đối với các hợp đồng thương mại thông thường, để xác định các khoản thiệt hại đó, có thể căn cứ vào các yếu tố của hợp đồng như giá trị hàng hoá, thời điểm giao kết, thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Nhưng trong giao dịch chứng khoán, việc định lượng các yếu tố đó là vô cùng khó khăn. Có thể lấy một ví dụ cụ thể để phân tích: giả sử, mối quan hệ giữa công ty chứng khoán A và khách hàng B là một hợp đồng dịch vụ môi giới. Ngày 1/1/2007 khách hàng B đặt lệnh bán 10.000 cổ phiếu X, giá 150.000 VNĐ/cổ phiếu nhưng CTCK A nhập thành lệnh mua 10.000 cổ phiếu với giá 155.000 VNĐ/cổ phiếu, lệnh được khớp. Giá cổ phiếu X có xu hướng giảm mạnh, khách hàng B thấy bị thiệt hại, vào ngày 4/1/2007 đã kiện ra toà, tại thời điểm này giá cổ phiếu X là 120.000 VNĐ/cổ phiếu. Ngày 4/2/2007 Toà án kết luận CTCK A có hành vi vi phạm, gây thiệt hại và phải bồi thường cho khách hàng, lúc này giá cổ phiếu X là 130.000 VNĐ/cổ phiếu. Vậy CTCK phải bồi thường cho khách hàng bằng cách nào và bồi thường bao nhiêu? Có một số vấn đề phải xem xét trong trường hợp này: Thứ nhất, hành vi của công ty chứng khoán có thể đã gây ra hai loại thiệt hại cho khách hàng, đó là: thiệt hại do không bán được chứng khoán với giá tốt và mua phải chứng khoán với giá cao, vậy CTCK sẽ huỷ bỏ giao dịch sai bằng cách mua lại 10.000 cổ phiếu với giá 155.000 VNĐ/cổ phiếu và thực hiện lệnh bán của khách hàng

bằng cách mua 10.000 cổ phiếu với giá 150.000 VNĐ/cổ phiếu hay bồi thường cho khách hàng một khoản xác định bằng tổng thiệt hại trên cơ sở chênh lệch giá. Thứ hai, nếu xác định thiệt hại là chênh lệch giữa giá trị đã giao dịch và giá thị trường thì giá thị trường được tính tại thời điểm khởi kiện hay thời điểm toà án đưa ra quyết định. Hiện nay các vấn đề này chưa được pháp luật quy định rõ ràng nên không có căn cứ pháp lý để giải quyết. Trong khi trên thực tế, những tranh chấp như vậy có thể diễn ra rất phổ biến trên thị trường, nhiều khi còn phức tạp hơn. Giả sử giá chứng khoán trong ngày 2/1/2007 tăng lên 160.000 VNĐ/cổ phiếu, khách hàng thấy lệnh giao dịch sai được khớp là có lợi nên không có yêu cầu gì với công ty chứng khoán. Đến ngày 4/1/2007 khi giá giảm mạnh, khách hàng mới phản ánh việc nhập lệnh sai với công ty chứng khoán và không được chấp nhận. Trong tình huống này, liệu có mặc nhiên coi như khách hàng đã chấp nhận giao dịch bị nhầm vì không có khiếu nại ngay đến công ty chứng khoán hay không? Đây là các vấn đề cần được pháp luật quy định cụ thể.

Tóm lại, vi phạm trên TTCK có rất nhiều loại và các vi phạm đó có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho vấn đề này để tạo điều kiện cho việc bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư một cách thỏa đáng. Giải quyết vấn đề này sẽ góp phần bảo vệ nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm và trên cơ sở đó góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra các tranh chấp trên TTCK

KẾT LUẬN

Trong quá trình xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán, việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư không chỉ mang ý nghĩa như một nhiệm vụ chính trị và

trách nhiệm xã hội của Nhà nước, mà còn là biện pháp rất hiệu quả để khuyến khích sự tham gia của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán và đảm bảo cho thị trường này hoạt động an toàn, ổn định và tăng trưởng bền vững.

Nhằm mục tiêu nghiên cứu những hiệu ứng của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, khoá luận này đã được triển khai trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, đặc biệt là thiếu sự công khai, minh bạch và có thể gây ra các thiệt hại rất lớn cho quyền lợi hợp pháp của giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đề tài được thể hiện tập trung ở việc làm rõ bản chất của hoạt động đầu tư chứng khoán; cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng luật chứng khoán và những tác động, hiệu ứng cơ bản của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, khóa luận cũng tìm cách đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Để có được kết quả này, khóa luận đã khai thác nguồn tư liệu từ lý luận và thực tiễn vận hành thị trường chứng khoán Nam, tren cơ sở tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của nước ngoài đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng pháp luật chứng khoán. Đây là những nguồn tài nguyên quý giá để đem lại kết quả nghiên cứu của khóa luận. Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của khóa luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của nhà đầu tư, trên cơ sở đó góp phần đảm bảo sự vận hành ổn định và an toàn cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế./.

1. Đại học kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình “Kinh tế đầu tư”, NXB Thống kê, Hà Nội, tr16,17

2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006),Giáo trình “Luật đầu tư”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

3. Trường Đại học Ngoại thương (1998), Giáo trình “Thị trường chứng khoán”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Luật chứng khoán.

5. Luật chứng khoán Ba Lan thông qua ngày 21/08/1997, tài liệu dịch.

6. Luật chứng khoán nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (được thông qua tại kỳ họp thứ 6 của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân Dân Toàn quốc khoá 9, ngày 29/12/1998), tài liệu dịch.

7. Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, tài liệu dịch

8. Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan năm 1992 được ban hành ngày 12/03 B.E 2535, tài liệu dịch

9. Luật doanh nghiệp năm 2005

10. Luật Thương mại năm 2005

11. Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản, tài liệu dịch

12. Nghị định 144/2004/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán

13. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán.

14. Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 về xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

15. Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

16. Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

17. Luật chứng khoán Ba Lan thông qua ngày 21/08/1997, tài liệu dịch

khoá 9, ngày 29/12/1998), tài liệu dịch.

19. Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, tài liệu dịch

20. Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan năm 1992 được ban hành ngày 12/03 B.E 2535, tài liệu dịch

21. Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản, tài liệu dịch.

22. Anh Ngọc, Hạng thương gia, Tạp chí đầu tư chứng khoán, số 20, ngày 8/3/2007

23. Bùi Sưởng và Kim Lam, Đằng sau cái bóng của Vip, Tạp chí đầu tư chứng khoán, số 6, ngày 18/1/2007

24. Đạt Hoa, Phòng tránh những rủi ro không đáng có, Tạp chí đầu tư chứng khoán, số 8, ngày 25/01/2007.

25. Dương Nguyễn, Rất cần những cuộc vi hành, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 8, 25/1/2007.

26. Ngọc Hà, Lộ trình dự kiến của Sở giao dịch chứng khoán, Tạp chí đầu tư chứng khoán, số 3, ngày 8/1/2007.

27. Thu Hương, Tìm hiểu quy trình đặt lệnh giao dịch, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 8, 25/1/2007.

28. Thuỳ Vinh, Khi Thượng đế khóc ròng, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 6, ngày 18/1/2007. 29. http://saovangdatviet.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/trao_doi/Thi_tr uong_OTC_da_den_muc_bao_dong_do/ 30. http://tintuconline.com.vn/vn/kinhte/130125/ 31. http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh- doanh/Chungkhoan/2007/01/3B9F2767/VnExpress 32. http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/the_gioi/Pha_duong_day _buon_ban_noi_gian_chung_khoan_o_pho_Wall/ 33. http://www.hretc.org.vn/Web/Content.aspx?distid=286&lang=vi- 34. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung- khoan/2007/03/3B9F4039/ 35. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung

36. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung- khoan/2007/03/3B9F4039/ 37. http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung- khoan/2007/03/3B9F3A74/ 38. http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/Chungkhoan/2007/2/8/181256.tno . BẢNG CHỮ VIẾT TẮT LCK : Luật chứng khoán SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán

TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước

Một phần của tài liệu tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w