Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa các chủ thể đầu tư với nhau

Một phần của tài liệu tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 33 - 35)

1. Hiệu ứng của các quy định công nhận quyền lợi của nhà đâu tư trên thị trường chứng khoán

1.3. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa các chủ thể đầu tư với nhau

với nhau

Trên thị trường chứng khoán, chủ thể đầu tư có nhiều loại, với khả năng tài chính và địa vị xã hội khác nhau, bao gồm nhà đầu tư là cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức. Thực tế cho thấy, phần lớn các tổ chức tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán là các chủ thể có nguồn vốn rất lớn, có quan hệ rộng và khả năng nắm bắt thông tin cao hơn so với các chủ thể đầu tư là cá nhân. Bản thân nhóm nhà đầu tư cá nhân cũng có sự phân loại thành các các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nhỏ; hoặc các nhà đầu tư có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin dễ dàng hơn những nhà đầu tư còn lại. Chính vì những lợi thế đặc biệt mà một số nhà đầu tư có khả năng tối đa hoá lợi ích của mình bằng cách gây phương hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư khác. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư một cách công bằng, pháp luật phải quy định những hành vi bị cấm trong quá trình giao dịch chứng khoán. Hành vi bị cấm thường là những hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và có thể dẫn đến hậu quả xấu như gây thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư chân chính, làm cho TTCK hoạt động thiếu lành mạnh, không công bằng thậm chí gây sự bất ổn cho thị trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Những hành vi bị cấm tuy có thể do nhiều loại chủ thể khác nhau thực hiện trên thị trường, nhưng chúng tôi muốn đặt vấn đề này trong mối quan hệ giữa các nhà đầu tư để phân tích bản chất của nó. Theo các quy định trước đây của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP, các hành vi bị

cấm bao gồm giao dịch nội gián (Điều 103); lũng đoạn thị trường (Điều 104); thông tin sai sự thật (Điều 105); bán khống (Điều 106); làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư (Điều 107) và pháp nhân mở tài khoản dưới danh nghĩa cá nhân (Điều 108). Tuy nhiên, khi Luật chứng khoán ra đời, nhiều hành vi trong số các hành vi kể trên đã được loại ra khỏi danh mục về hành vi bị cấm. Còn lại ba hành vi bị cấm được quy định trong Điều 9 Luật chứng khoán, đó là hành vi giao dịch nội gián; hành vi lũng đoạn thị trường và hành vi thông tin sai sự thật, bỏ sót thông tin, công bố thông tin không kịp thời. Nếu khẳng định những hành vi này chỉ diễn ra giữa các chủ thể đầu tư với nhau thì sẽ là không chính xác, nhưng nếu xem xét cách thức thực hiện, mục đích và người được hưởng lợi từ các hành vi này thì sẽ dễ dàng thấy rằng đằng sau nó là vấn đề xung đột quyền lợi giữa các nhà đầu tư. Dù có cách thức biểu hiện khác nhau nhưng các hành vi này đều mang bản chất chung, đó là sự vi phạm những nguyên tắc cơ bản của thị trường về tính công bằng, công khai, bình đẳng. Khi những hành vi này được thực hiện, có một số người sẽ thu được những khoản lợi nhuận kếch xù và khoản lợi nhuận đó được rút ra trong quá trình đầu tư chứng khoán. Mặt khác, do lợi nhuận này có thể được tạo ra bằng cách gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác nên những chủ thể này thường không thể coi là những nhà đầu tư chân chính.

Trong thời gian qua, các hành vi bị cấm không chỉ diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà cũng đã từng xảy ra trên một số thị trường chứng khoán nổi tiếng thế giới. Thật vậy, cách đây không lâu, Chính phủ Mỹ vừa phá tan hai đường dây giao dịch chứng khoán nội gián được coi là đình đám nhất từ những thập niên 1980 tại phố Wall. Theo Vnexpress:

Trong vụ nội gián thứ nhất, có liên quan đến công ty chứng khoán ngân hàng UBS, một lãnh đạo công ty bán thông tin phân tích về khả năng lên xuống của thị trường cho hai nhân viên giao dịch của hai tổ chức tài chính. Nhờ những thông tin mua được từ UBS, hai cá nhân này đã bỏ túi hơn 4 triệu USD mỗi người. Vụ nội gián thứ hai xảy ra với hãng Morgan Stanley. Cựu luật sư của hãng, bà Randi Collotta đã cung cấp thông tin về mua bán và sát nhập cho chồng, một luật sư hành nghề tư, và Marc Jurman - một nhân viên môi giới của

hãng Marlins Capital & Finance 500. Jurman sau đó đã bán thông tin cho một số người khác [31].

Câu hỏi đặt ra là, đối với Việt Nam, liệu rằng với các quy định về những hành vi này còn quá sơ sài thì việc phát hiện và xử lý chúng sẽ ra sao? Sự thật là, mặc dù có những nghi ngờ trong một số phiên giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây mà báo chí đã nêu, nhưng chưa có một vụ mua bán nội gián nào bị phát hiện và xử lý. Trong bài “Giao dịch nội gián vẫn chỉ là nghi án”, đăng trên VnExpress cho biết: “Dư luận đồn thổi nhau ông này, bà kia có tin mật, ôm cổ phiếu kiếm tiền tỉ. Tuy nhiên, nhiều nghi án về giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán chưa được làm sáng tỏ, dù đã nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chức năng” [33]. Trong một bài báo khác trên VnExpress của tác giả Việt Phong, với tựa đề “Nở rộ đầu cơ chứng khoán nhờ thông tin nội gián”, tác giả này cho biết: “Tại nhiều phiên đấu giá, thông tin nội gián về danh sách các nhà đầu tư tổ chức (trong nước và ngoài nước) tham gia đấu giá cổ phần bị rò rỉ phổ biến và thành cơ chế xin cho. Tình trạng này gây thiệt hại cho đông đảo các nhà đầu tư cá nhân không có mối quan hệ” [30]. Với thông tin và nhận xét này, có thể thấy nội gián không chỉ diễn ra trên thị trường thứ cấp như cách hiểu thông thường mà còn tồn tại ngay cả ở thị trường phát hành. Vậy tại sao giao dịch nội gián vẫn còn là một ẩn số trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Có rất nhiều lý do, chẳng hạn như vì đây là một hoạt động rất tinh vi, vì khó đưa ra được các bằng chứng chứng minh, vì các cơ quan quản lý còn ít kinh nghiệm…Đây có thể coi là một thách thức lớn cho các nhà làm luật trong cuộc chiến chống lại các thế lực đen tối trên thị trường chứng khoán, nhằm bảo đảm sự trong sạch và lành mạnh của thị trường chứng khoán, đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền lợi của các nhà đầu tư đã và đang có ý định tham gia thị trường này. Về phía các nhà quản lý, chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết, hiện nay UBCKNN đang hoàn tất quy trình điều tra về hành vi giao dịch nội gián, sau khi hoàn thành UBCKNN sẽ cử thanh tra làm thí điểm một số vụ có dấu hiệu của giao dịch nội gián [34].

Một phần của tài liệu tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 33 - 35)

w