Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và các

Một phần của tài liệu tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 35 - 37)

1. Hiệu ứng của các quy định công nhận quyền lợi của nhà đâu tư trên thị trường chứng khoán

1.4. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và các

chủ thể khác trên thị trường chứng khoán

Ngoài các mối quan hệ nêu trên, khi tham gia vào hoạt động đầu tư chứng khoán, quyền lợi của nhà đầu tư còn có thể bị ảnh hưởng bởi các quy định về một số chủ thể khác như SGDCK, TTGDCK, tổ chức đăng ký lưu ký bù trừ chứng khoán. Những ảnh hưởng đối với quyền lợi của nhà đầu tư không phải xuất phát từ xung đột lợi ích giữa họ với các chủ thể này mà chủ yếu do sơ xuất hoặc khả năng trình độ yếu kém của người cung ứng dịch vụ dẫn đến các hiện tượng nhầm lẫn, sai sót. Để hạn chế những tác động bất lợi đến quyền lợi nhà đầu tư, pháp luật quy định khá rõ ràng và cụ thể về tổ chức và hoạt động của trung tâm, bộ máy quản lý điều hành, các quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký… Trong Luật chứng khoán, các quy định về hoạt động này hầu hết được kế thừa từ các quy định trong Nghị định số 144/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên, cũng có quy định mới về các nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên lưu ký với mục đích bảo vệ có hiệu quả quyền lợi nhà đầu tư, chẳng hạn: nghĩa vụ xây dựng quy trình hoạt động và quản lý rủi ro cho từng nghiệp vụ; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của khách hàng, trừ trường hợp bất khả kháng; trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bù đắp cho các tổn thất của khách hàng do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của của nhân viên trong quá trình hoạt động… Các quy định này tạo cơ sở pháp lý cho người đầu tư có thể đối kháng để tự bảo vệ mình khi bị tổn thất trong quá trình sử dụng các dịch vụ đăng ký, lưu ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán.

Ngoài quy định trên đây, mặc dù Luật chứng khoán đã chấp nhận mô hình tổ chức và hoạt động của Sở GDCK và Trung tâm GDCK ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế, nghĩa là coi các chủ thể này như công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần [4, điều 34] nhưng hiện tại có nhiều ý kiến cho rằng, với cách thức tổ chức và hoạt động như hiện nay (dưới hình thức tổ chức sự nghiệp có thu và thuộc sở hữu Nhà nước), Trung tâm GDCK có khả năng làm gây ra các hoạt động giao dịch nội gián. Theo lộ trình mới nhất mà Bộ Tài chính dự kiến trình Thủ tướng về việc chuyển TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh thành

SGDCK thì việc chuyển đổi này sẽ diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 2007 đến 2010, TTGDCK chuyển thành SGDCK theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên; giai đoạn 2 sau năm 2010 sẽ chuyển thành CTCP bằng cách định giá lại tài sản và bán bớt phần vốn của nhà nước. Trong dự kiến của Bộ Tài Chính, TTGDCK Hà Nội sẽ chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên, tiến tới chuyển thành CTCP do Nhà nước nắm quyền chi phối. Như vậy về lâu về dài 2 trung tâm này vẫn chịu sự quản lý của UBCKNN với tư cách vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là cấp trên chủ quản. Nhưng theo quan điểm của VAFI (hiệp hội các nhà đầu tư tài chính), nếu chuyển đổi theo mô hình trên thì các Trung tâm GDCK vẫn là tổ chức tài chính nhà nước mà chưa thể tạo được cơ chế hoạt động độc lập và chuyên nghiệp như SGDCK các nước khác. [25, tr.7]. Bên cạnh đó, lại nói về giao dịch nội gián, VAFI cho rằng mô hình hiện nay tạo cơ hội cho thông tin giao dịch nội gián ngày càng phát triển tại các TTGDCK và có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính nhanh chóng chuyển đổi TTGDCK thành CTCP. Theo VAFI thì quy định việc công ty niêm yết phải cung cấp thông tin của mình cho TTGDCK rồi TTGDCK mới công bố ra thị trường, có thể là một kẽ hở cho hoạt động nội gián. Cơ chế này có thể phát sinh tình trạng rò rỉ thông tin trước khi được đưa ra công chúng [35]. Mặt khác, bài viết của tác giả Minh Đức trên Vneconomy cho biết, nhiều nhà đầu tư tại TTGDCK Hà Nội (HASTC) phản ánh rằng tại đây đang xuất hiện một số trường hợp có nghi ngờ liên quan đến giao dịch nội gián với nhiều dấu hiệu cụ thể [32]. Điều này cho thấy những lo ngại của VAFI không phải là không có lý. Mặc dù UBCKNN khẳng định việc rò rỉ thông tin từ SGDCK không thể xảy ra, nhưng vì quyền lợi nhà đầu tư, cũng nên nhanh chóng đưa ra các giải pháp cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w