Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu chia tài sản chung của vợ chồng (Trang 46 - 49)

2. Một số kiến nghị

2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật

Về phơng diện lập pháp là một phơng diện rất quan trọng bởi lẽ xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội càng trở nên đa dạng và phức tạp, thì nhu cầu đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức để điều chỉnh các quan hệ đó. Mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án áp dụng và thi hành pháp luật đợc thuận lợi, đúng đắn, đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

2.1.1. Trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại

- Thứ nhất: Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong tthời kỳ hôn nhân do vợ chồng tự thỏa thuận, trong tr- ờng hợp không thỏa thuận đợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, Luật cũng nh các văn bản hớng dẫn hiện nay vẫn cha có một quy định cụ thể nào về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi thuộc thẩm quyền của tòa. Dẫn tới thực tế áp dụng còn gặp nhiều vớng mắc, gây trở ngại trong công việc xét xử của tòa.

Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 và Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trớc đây đã quy định có thể giải quyêt việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nh khi ly hôn. Nên chăng Luật HN&GĐ năm 2000 nên xem xét để có hớng dẫn cụ thể vấn đề trên.

- Thứ hai: Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản. Thế nhng luật lại không quy định rõ “văn bản thỏa thuận” của vợ chồng có cần đợc Tòa án hay cơ quan nhà n- ớc có thẩm quyền xác nhận hay khônng?

Theo em, trờng hợp này dứt khoát phải quy định sự xác nhận của Tòa án hoặc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền khác, nhằm hạn chế tối đa hành vi lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ tài sản với ngời khác của vợ, chồng.

- Thứ ba: Cũng theo Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định pháp luật chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của ngời thứ ba trong trờng hợp này không đợc thừa nhận. Thế nhng rất có thể ngời có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia tài sản chung. Trong trờng hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của ngời có quyền về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của ngời có nghĩa vụ thanh toán nợ thì quyền lợi của họ không đợc đảm bảo .

Theo em, pháp luật cần quy định rõ trong trờng hợp ngời có quyền có đủ chứng cứ cho rằng vợ chồng không có thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì ngời có quyền có thể yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng, để lấy phần tài sản của bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Tòa án sẽ đồng ý yêu cầu của ngời có quyền nếu việc chia này không làm ảnh hởng nghiêm trọng tới đời sống chung của gia đình.

- Thứ t: Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đợc chia cho vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là tài sản riêng. Vậy trong trờng hợp, vợ chồng đã thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung thì liệu rằng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng có tồn tại nữa hay không? Mặt khác quy định này cũng vô hình chung tạo “khe hở” cho sự “ vô trách nhiệm” của các bên vợ, chồng trong việc đảm bảo duy trì sự ổn định, phát triển của gia đình, ảnh hởng tới quyền lợi của con cái và lợi ích xã hội.

Nên chăng Luật HN&GĐ cần quy định về trách nhiệm của các bên sau khi chia tài sản chung. Có nh vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội.

- Thứ năm : Luật HN&GĐ năm 2000 cùng các văn bản hớng dẫn có liên quan có quy định việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận chia tài sản chung nhng lại không quy định vấn đề hậu quả pháp lý của việc tuyên bố đó.

Việc quy định của pháp luật còn “bỏ ngỏ” sẽ dẫn tới đến quyền và lợi ích của các bên vợ chồng, cũng nh các thành viên khác trong gia đình sẽ không đợc đảm bảo. Bởi vậy, cần quy định trong trờng hợp thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ đợc khôi phục lại nh trớc khi có thỏa thuận chia tài sản chung.

2.1.2. Trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trớc hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

- Thứ nhất: Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trớc hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Vì vậy, cần có các văn bản hớng dẫn cụ thể để tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án trong thực tiễn xét xử.

- Thứ hai : Trờng hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về hoặc có thông tin xác thực về việc ngời đó còn sống, mà ngời vợ hoặc chồng ở nhà vẫn cha “tái giá” thì sở hữu chung hợp nhất đối với khối tài sản chung đợc khôi phục vào thời điểm nào? Tài sản mà ngời ở nhà làm ra trong thời gian bên kia “vắng mặt” đợc coi là tài sản chung hay tài sản riêng? Đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bởi vậy các nhà làm luật nên sớm có những hớng dẫn cụ thể trong trờng hợp này, nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh sự tùy tiện trong xét xử của các Tòa hiện nay.

2.1.3. Trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

- Thứ nhất: Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc phân chia tài sản chung là do vợ, chồng thỏa thuận, việc thỏa thuận này không bắt buộc phải có sự công nhận của Tòa án. Để tránh việc áp dụng tùy tiện, ngăn cản việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn nhằm tẩu tán và trốn tránh nghĩa vụ tài sản với ngời khác, cần có hớng dẫn cụ thể về vấn đề này để hiểu rõ hơn tinh thần của điều luật.

- Thứ hai: Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định sau khi ly hôn một bên vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ cấp dỡng cho một bên, nếu bên đó khó khăn túng thiếu và có yêu cầu cấp dỡng. Tuy nhiên trên thực tế xét xử cho thấy, chị em phụ nữ do nhiều ngời không hiểu biết pháp luật nên không yêu cầu, vì vậy Tòa án không thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ đợc. Bởi vậy cần có sự tuyên truyền phổ biến rộng rãi về mặt pháp luật.

Một phần của tài liệu chia tài sản chung của vợ chồng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w