3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
“Ngời ta không thể là một ngời dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu đợc rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ đợc tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [13 ,tr163]
Xuất phát từ tình yêu đôi lứa, nhằm mục đích xây dựng một mái ấm gia đình, cùng chung tay vun đắp cuộc sống chung mà quan hệ hôn nhân đợc xác lập. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “ xuôi chèo mát mái” đợc, “sóng gió” là điều không thể tránh khỏi. Và khi đời sống chung của vợ chồng đã đến mức “rạn nứt” sâu sắc, họ không còn đủ sức để “chèo lái con thuyền gia đình” đi đến “bến bờ hạnh phúc” nữa thì vấn đề ly hôn đợc đặt ra nh một giải pháp để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình.
Nếu kết hôn là hiện tợng bình thờng nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tợng bất bình thờng, là mặt trái của hôn nhân, nhng là mặt không thể thiếu đợc khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa.
Phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mỗi nhà nớc khác nhau thì quy định về chế độ ly hôn khác nhau. ở nhà nớc Phong kiến và nhà nớc T bản quy định giải quyết ly hôn là dựa vào cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà nớc t bản coi hôn nhân nh hợp đồng dân sự nên chấm dứt hôn nhân cũng nh chấm dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên. Pháp luật hôn nhân và gia đình Xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, nam nữ đợc tự do kết hôn cũng nh đợc tự do ly hôn trong khuôn khổ cho phép của pháp luật; việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng mà giải quyết theo đúng thực chất của quan hệ hôn nhân, đó là tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt đợc.
Trong những năm gần đây, các vụ án ly hôn có chiều hớng gia tăng, đặc biệt là những án kiện về việc giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng chiếm tỉ lệ khá cao, gây trở ngại cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con ngời. Do đó cần có sự điều chỉnh một cách chính xác, hợp lý, hợp tình của các chế định pháp luật, mà cụ thể là Luật HN&GĐ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án khi giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tơng đối cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh việc quy định nguyên tắc chung về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Điều 95 còn quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong một số trờng hợp cụ thể nh : chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96), Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), Chia nhà ở thuộc
sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98)…