Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng Nhận xét chung

Một phần của tài liệu chia tài sản chung của vợ chồng (Trang 43 - 46)

1.1. Nhận xét chung

Hiện nay chia tài sản chung của vợ chồng đang là một vấn đề phức tạp. Bởi trong quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản là vấn đề có ảnh hởng trực tiếp đến lợi ích của các bên vợ chồng và rất dễ nảy sinh tranh chấp. Thực tiễn giải quyết các trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong những năm qua gặp không ít khó khăn và phức tạp. Có nhiều vụ án phải qua nhiều cấp xét xử, làm ảnh hởng đến quyền lợi chính đáng của các đơng sự.

Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án trong năm 2003 thì, số vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết ở cấp sơ thẩm là 49380 vụ/ 57650 vụ. Đến năm 2007 số vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết ở cấp sơ thẩm đã tăng 70.204 vụ/ 74.484vụ phải giải quyết, đạt tỉ lệ 94,3%. Trong đó Tòa án nhân dân cấp Huyện đã giải quyết 67.688 vụ/ 71.809 vụ, đạt tỉ lệ 94,3%. Tòa án nhân dân cấp Tỉnh đã giải quyết đợc 2516 vụ/ 2675 vụ cần giải quyết, đạt tỉ lệ 94,1. Nh vậy nhìn vào số liệu thống kê trên ta thấy số các vụ án hôn nhân và gia đình qua các năm gia tăng với tốc độ khá cao, chiếm đa số trong các vụ án về hôn nhân và gia đình là các án kiện về ly hôn. Sự gia tăng đáng kể này một mặt, do đời sống xã hội của ngời dân ngày một nâng lên, cơ hội tiếp xúc các “ luồng t tởng mới” làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình trong những năm qua bị mất ổn định, các quan niệm truyền thống về gia đình đã dần dần bị phá vỡ.

Cũng theo số liệu thống kê hàng năm của TANDTC thì số vụ án hôn nhân và gia đình phải qua xét xử ở cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm cũng có chiều hớng gia tăng. Và đến năm 2007 ở cấp phúc thẩm là 2840 vụ/ 2936 vụ cần giải quyết. Đối với xét xử cấp giám đốc thẩm là 130 vụ/ 139 vụ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến có nhiều vụ án hôn nhân và gia đình phải qua nhiều cấp xét xử trong đó đặc biệt phải nói đến sự thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của các tòa án. Đó là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án cha đầy đủ, cha chính xác , thậm chí có những trờng hợp thiếu khách quan, xác định không đúng thẩm quyền, áp dụng sai điều luật dẫn đến xét xử không đúng. Ngoài ra, còn xuất phát từ chính nhận thức sai lầm của các

đơng sự về quyền lợi của mình nên đã có kháng cáo, kháng nghị, hoặc yêu cầu Toà án xem xét lại theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Từ thực tiễn xét xử về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, em xin có một số nhận xét sau:

Đối với trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn thì Luật HN&GĐ năm 2000 quy định khá cụ thể tại các điều 95, 96, 97, 98. và hớng dẫn cụ thể tại các điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ. Do đó, hầu hết các Toà án đã vận dụng đúng và kết hợp hài hòa các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của các bên vợ chồng cũng nh quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình. Đối với tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, nhà ở là những tài sản có giá trị lớn trong khối tài sản chung của vợ chồng do đó khi giải quyết tòa án cũng rất thận trọng trong việc điều tra, xác minh về nguồn gốc tài sản, cũng nh việc phân chia.

Tuy nhiên vẫn có những trờng hợp vì không tiến hành điều tra xác minh kỹ rõ nguồn gốc tài sản do đó khi phân chia tìa sản dẫn đến việc phân chia thiếu “công minh” cho các bên.

Đối với trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trớc hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, thì thực tiễn xét xử cho thấy thờng không chia tài sản mà sẽ do bên còn sống tiếp tục quản lý, sử dụng để đảm bảo duy trì cuộc sống chung của gia đình, chỉ trừ trờng hợp ngời vợ hoặc ngời chồng đã chết để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc những ngời thuộc diện thừa kế yêu cầu chia di sản thì lúc này tài sản chung của vợ chồng mới đuợc chia.

Đối với trờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại. Đây là một vấn đề nổi cộm hiện nay, đáp ứng đợc nhu cầu thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.Trờng hợp này chỉ đặt ra khi hai bên vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc

nhng vì một lý do nào đó nh : sợ hàng xóm chê cời, vì uy tín, danh dự .nên họ…

không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vớng mắc ở quy định này, cụ thể nh : trờng hợp vợ chồng thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung, nh vậy vô hình chung chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đã “tan rã”. Hay nh việc pháp luật cho chia tài sản chung khi hôn

nhân tồn tại nhng lại cha có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các bên đối với việc duy trì đời sống chung của gia đình nên dẫn tới đời sống chung gia đình bị bỏ bê, mục đích của hôn nhân không đạt đợc, ảnh hởng xấu tới cuộc sống của con cái và lợi ích của xã hội.

Việc quy định của pháp luật cha điều chỉnh hết các quan hệ xã hội là một điều dễ hiểu. Bởi xã hội luôn luôn vận động không ngừng, kéo theo sự thay đổi từng ngày, từng giờ. Còn pháp luật cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm định.Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình n- ớc ta hiện nay cũng đã phần nào đáp ứng đợc nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội.

1.2. Một số trờng hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng

1.2.1. Thực tế chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Vụ án của anh Hồ Huy Ngọc và chị Nguyễn Thị Nguyệt ở xóm 4, thị trấn Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (thụ lý số 02/2006/DSST-HNGĐ ngày 18/7/2006). Theo đơn trình bày của anh Ngọc là nguyên đơn trong vụ án, thì ngày 06/2/1994 anh Ngọc và chị Nguyệt kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại UBND xã Hơng Minh. Sau khi cới vợ chồng về sống chung với gia đình nhà chồng, trong cuộc sống do cách c xử, không hợp nhau, gia đình thờng xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi. Tới đầu năm 2006 vợ chồng phải sống ly thân và phải làm đơn lên Tòa để yêu cầu giải quyết ly hôn. Qua nghiên cứu, điều tra, phân tích hồ sơ nhận thấy mục đích hôn nhân không thành, cuộc sống chung không thể đạt đợc. Tòa án nhân dân huyện Vũ Quang đã quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của hai bên. Về con cái chấp nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc giao con chung tên là Hồ Huy Luật cho anh Ngọc trực tiếp nuôi dỡng. Về tài sản Toà chia cho hai bên theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Vụ án chia tài sản chung của ông Nguyễn Thành Long và bà Trần Thị Lu ở xã Hòa Hải, huyện Hơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh (thụ lý số 04/DSST-HNGĐ tháng 2/1998). Ông Long nguyên là bí th xã Hoà Hải sau khi nghỉ hu ông và bà Lu th- ờng xuyên có mâu thuẫn, to tiếng. Bà Trần Thị Lu đã nhiều lần làm đơn yêu cầu

xin ly hôn, nhng do con cái ngăn cản, khuyên năn nên ông bà cha ly hôn. Sau đó bà Trần Thị Lu bỏ vào Nam sinh sống cùng với con trai ở Lâm Đồng. Năm 1998 bà trở về yêu cầu ông Nguyễn Thành Long thuận tình ly hôn, nếu ông Long không đồng ý thì phải chia tài sản chung cho bà Lu. Do hai ông bà không thỏa thuận đợc với nhau về việc phân chia tài sản, nên bà Lu đã có đơn yêu cầu Toà án huyện H- ơng Khê giải quyết.

1.2.3. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trớc hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết

Vụ án về chia tài sản chung của ông Nguyễn Xuân Đông và bà Trần Thị Tuyến, bà Phạm Thị Liên ở khu tập thể cầu Đông Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội (thụ lý số 02/DSST- HNGĐ tháng 3/2002 ). Theo đơn trình bày của bà Phạm Thị Liên, thì ông Nguyễn Xuân Đông và bà Liên là đã về chung sống với nhau nh vợ chồng từ năm 1998, nhng không đăng ký kết hôn. Hai ngời đã có hai con chung là: cháu Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cháu Nguyễn Xuân Nguyên. Ông Đông và bà Liên sống chung với nhau tại căn nhà hai tầng và 60 mét vuông đất vờn cùng hai con và cụ Trần Thị Vui ( mẹ ông Đông). Trớc đó, năm 1983 ông Đông đã có đăng ký kết hôn với bà Trần Thị Tuyến tại Hoàng Đức, Gia Lộc, Hải Dơng, nhng không có con chung. Hai ngời có khối tài sản chung là căn nhà ngói năm gian và 01 chiếc xe máy wave anpha. Ngày 23/1/2001 ông Đông chết không để lại di chúc, do không thống nhất đợc việc chia di sản nên bà Liên đã yêu cầu Toà chia di sản.

Một phần của tài liệu chia tài sản chung của vợ chồng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w