Những hạn chế yếu kém

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới (Trang 79 - 88)

- Các nhân tố bên trong tác động đến việc sử dụng hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB

A. Những hạn chế yếu kém

a) Công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch giữa các vùng, các ngành còn chồng chéo, chậm triển khai. Các quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tư còn bị động. Chất lượng một số dự án quy hoạch còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên thiếu chặt chẽ, xảy ra tình trạng lãng phí, vi phạm Luật Đất đai trong việc giao và cho thuê đất. Việc vi phạm quy hoạch lộ giới gây lãng phí, tốn kém VĐT.

Phần lớn là các quy hoạch đã công bố nhưng không thực hiện, bị “treo” ở một số phường nội thị như Đồng Phú, Bắc Lý, Nam Lý cho dù đã có quy hoạch chi tiết, gây lãng phí rất lớn nguồn vốn của Nhà nước.

Trong quy hoạch đô thị, vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền phát huy chưa đều. Các cấp, ngành, các đơn vị chưa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch đã được thống nhất phê duyệt. Việc quản lý quy hoạch xây dựng còn lỏng lẻo. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết, mức xử phạt còn thiếu răn đe; còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý quy hoạch và xây dựng.

b) Công tác kế hoạch hoá

Công tác kế hoạch hoá còn nhiều bất cập, việc phân bổ VĐT cho các vùng chưa thật sự hợp lý. Đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung, chưa dứt điểm cho các công trình trọng điểm, chuyển tiếp; việc phân bổ vốn chậm; nhiều dự án chưa đủ thủ tục vẫn ghi kế hoạch vốn.

Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố vẫn chưa xây dựng được kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, kế hoạch chỉ điều hành trong 01 năm, có khi là 06 tháng và

mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu căn cứ khoa học, có hiện tượng “khéo” chạy thì được bố trí vốn nên vội vàng thuê tư vấn lập dự án theo khối lượng đơn vị “xin” được cho dự án, chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của chiến lược phát triển KT - XH hay quy hoạch chi tiết của thành phố. Chính vì vậy, VĐT thường dàn trải, chia mỗi công trình một ít dẫn đến tình trạng đa số các dự án phải kéo dài nhiều năm, thậm chí có dự án đưa vào bàn giao sử dụng mà vẫn không có vốn bố trí trả nợ do phải “chia” cho các dự án khác, làm cho chất lượng công trình kém, hiệu quả sử dụng không cao. Theo Nghị định số 16/CP của Chính phủ thì các dự án nhóm C thời gian bố trí kế hoạch vốn là 2 năm nhưng hầu như có quá nhiều dự án được bố trí từ ba năm trở lên. Đây là bài toán nan giải không không chỉ cho thành phố mà còn cho tỉnh và cả nước.

Trong đầu tư XDCB còn có hiện tượng khối lượng xây dựng dở dang lớn, nhiều công trình chờ vốn do không được bố trí kế hoạch vốn năm đó mặc dù là công trình chuyển tiếp. Ngược lại có hiện tượng nghịch lý là vốn NSNN đã bố trí theo kế hoạch lại bị ứ đọng không thanh toán được do đơn vị chưa đủ thủ tục theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Các đơn vị thi công vẫn đi vay các tổ chức tín dụng để đảm bảo tiến độ, chưa thu lại được vốn để tái đầu tư trong khi đó vẫn phải trả lãi vay cho các tổ chức tín dụng nên giá trị công trình vẫn phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý.

c) Chưa làm tốt công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư

* Trình độ đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý hoạt động quản lý đầu tư (bao gồm cả chủ đầu tư và các ban quản lý dự án).

Nhìn chung trình độ và phẩm chất của một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tư còn yếu kém, kỷ cương phép nước, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều người có trọng trách trong quản lý dự án đầu tư nhưng không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực mình đảm nhận. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư bị tác động tiêu cực của thị trường, sút kém phẩm chất. Trong điều kiện này, công tác kiểm tra thanh tra chưa được chú trọng, chưa xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm làm thất

thoát vốn của nhà nước dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và đó cũng là nguyên nhân làm cho việc sử dụng VĐT không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Công tác tổ chức quản lý VĐT XDCB trên địa bàn thành phố còn nhiều cồng kềnh, chồng chéo, quá nhiều đầu mối và quá nhiều chủ đầu tư.

Ngoài ra trong lĩnh vực này còn có những hạn chế sau:

+ Tư duy quan liêu, bao cấp, trước hết là cơ chế “xin - cho” của đội ngũ này không những chưa đổi mới mà vẫn còn nguyên giá trị. Vì căn bệnh quan liêu điều hành còn thể hiện rất rõ trong thái độ cư xử và giao tiếp hàng ngày đặc biệt là trong giải quyết các thủ tục hành chính đã gây nhiều khó khăn, ách tắc trong công tác quản lý VĐT XDCB.

+ Đội ngũ này còn có một số thiếu kinh nghiệm thực tế, họ có học vấn về mặt danh nghĩa nhưng nhiều trường hợp không phù hợp với học vấn thực chất do chưa được đào tạo bài bản nghiêm túc. Một số cán bộ lâu năm đã thành thạo với công việc thì lại nặng về kinh nghiệm chưa theo kịp với những đổi mới nhanh chống diễn ra trong đời sống kinh tế hàng ngày. Chính vì vậy mà nhiều trường hợp việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB chưa phù hợp với tình hình thực tế, ít mang lại tính khả thi.

* Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được coi trọng

Các chủ đầu tư thường quan tâm đến số lượng dự án và khối lượng vốn được phân bổ. Họ ít chú trọng đến mặt hiệu quả KT - XH do VĐT mang lại. Hiện tượng khoán trắng cho các đơn vị tư vấn lập dự án còn khá phổ biến. Nhiều dự án thiếu tính khả thi, phải phê duyệt lại hoặc điều chỉnh nhiều lần; cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu kém về chuyên môn và thiếu thông tin cần thiết.... cũng chính vì công tác chuẩn bị đầu tư chưa được chú trọng nên có không ít dự án CBĐT phải xoá bỏ, do không khả thi để thực hiện dự án, làm lãng phí không ít vốn nhà nước. Và cũng ở công tác này chưa chú trọng nên một số dự án bỏ qua giai đoạn này, triển khai ngay ở khâu thực hiện nên không tính toán kỹ càng gây lãng phí, thất thoát VĐT NSNN.

*Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán chưa được quan tâm.

Tình trạng không tuân thủ trình tự đầu tư trong thời gian qua là khá phổ biến trên địa bàn thành phố, chưa thực hiện đúng các nội duyệt đã được duyệt trong quyết định đầu tư, áp dụng sai định mức, đơn giá; công tác thẩm định dự án còn buông lỏng chất lượng, coi trọng số lượng dẫn đến các quyết định phê duyệt liên tục phải bổ sung, điều chỉnh.

Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần. Thậm chí có những dự án vừa thiết kế, vừa thi công..., đến giai đoạn cuối hoặc khi thi công xong mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí phát sinh.

* Công tác đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Công tác này còn nhiều bất cập: quá trình chuẩn bị đấu thầu thường kéo dài; hồ sơ mời thầu không rõ ràng, quá nhiều lỗi, các tiêu chí thường mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu gây nhầm lẫn trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, cũng như trong quá trình xét thầu; một số chủ đầu tư cố tình lập hồ sơ mời thầu có các tiêu chí quá cao, chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng (thường được chủ đầu tư “nhắm” trước hoặc thông báo mời thầu không rộng rãi, trên báo địa phương hoặc một số báo ít người đọc); hoặc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế nên không có tính cạnh tranh cao trong đấu thầu.

Trong đấu thầu có hiện tượng thông thầu, “quân xanh quân đỏ” dàn xếp trước nên chất lượng đấu thầu không cao không giảm được phần nào tỷ lệ tiết kiệm chi ngân sách của nhà nước.

Hiện tượng mua bán thầu hiện nay khá phổ biến. Có nhà thầu trúng thầu hoặc được chỉ định thầu nhưng thực tế không tham gia thi công mà “bán” lại toàn bộ hoặc một phần dự án cho nhà thầu khác lấy chênh lệch. Làm cho chất lượng không đảm bảo, gây thất thoát vốn đầu tư.

Hội đồng xét thầu thường không có chuyên môn lẫn kinh nghiệm thậm chí không có chứng chỉ đấu thầu vẫn được chủ đầu tư mời vào hội đồng xét thầu, làm chất lượng bị hạn chế, đánh giá sai các nhà thầu tham gia. Có hiện tượng dùng ảnh hưởng cá nhân hoặc chủ đầu tư “bật đèn xanh” nên các thành viên trong hội đồng cố

tình đánh giá sai sự thật, dẫn đến nhà thầu có năng lực thì không trúng còn nhà thầu kém thì được đề nghị trúng thầu.

Do luật Đấu thầu cũng như Nghị định của chính phủ chưa có quy định giá “sàn” nên có nhiều nhà thầu khi tham gia đấu thầu bỏ giá quá thấp nên khi thi công chất lượng công trình không đảm bảo.

Thời gian xét thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu đôi lúc vượt thời gian theo quy định của luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn, làm cho các nhà thầu thiệt hại không nhỏ do phải trả một khoản chi phí trong thời gian làm bảo lãnh thầu và kéo dài tiến độ thực hiện dự án.

Công tác chỉ định thầu cũng nhiều bất cập: các chủ đầu tư thường chia nhỏ dự án để chỉ định thầu, hoặc chỉ định sai điều kiện quy định của Luật đất thầu. lựa chọn nhà thầu thiếu hoặc không có kinh nghiệm, hoặc tình hình tài chính thiếu lành mạnh, làm cho các dự án thiếu chất lượng.

Một số nội dung trong Nghị định hướng dẫn luật Đấu thầu không mang tính khả thi, mâu thuẫn, khó hiểu làm hạn chế đến việc thực hiện quy trình đấu thầu.

* Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chưa được các chủ đầu tư triển khai một cách quyết liệt, chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện như: quỹ đất, quỹ nhà, công tác chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng nên một so dự án ghi vốn nhiều năm nhưng vẫn không triển khai được.... Tiềm năng và khả năng về quỹ đất là một nguồn lực rất lớn, đặc biệt là đất đô thị, đất mặt đường chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Nói chung chính sách trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang có nhiều bất cập nổi cộm ở ba vấn đề sau:

Thứ nhất, về đền bù thiệt hại đối với đất ở đô thị: do không thống nhất giữa quy định về xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai và chính sách, điều kiện để được đền bù về đất được quy định tại luật Đất đai dẫn đến chính quyền địa phương và một số cán bộ thừa hành lúng túng trong việc lập phương án và phương thức đền bù, trợ cấp.

Thứ hai, về đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp: người nông dân chưa được hỗ trợ đền bù cho các chi phí trong quá trình đầu tư thâm canh đã làm thay đổi

độ phì nhiêu thâm canh của đất nông nghiệp khi đền bù. Tương tự như trường hợp sử dụng đất tạm thời, thuê đất hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Việc xác định chi phí đầu tư vào đất chưa được làm rõ trong quá trình lập phương án đền bù thiệt hại, nên người sử dụng đất thường đòi hỏi được đền bù cao hơn mức Nhà nước đặt ra. Chưa có chính sách hỗ trợ việc, tạo ngành nghề mới làm đối với các hộ gia đình bị thu hồi hết đất sản xuất.

Thứ ba, về tái định cư: đối với các dự án phải tổ chức di dời dân để giải phóng mặt bằng, thành phố chưa có hỗ trợ về mặt tài chính, cơ chế, chính sách về đầu tư đối với dự án xây dựng khu tái định cư; chưa quy định cụ thể trách nhiệm quyền lợi của chủ đầu tư trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, nhất là các dự án phải thực hiện tái định cư tại chỗ. Việc chưa có các quy định chi tiết về chính sách tái định cư đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

* Việc giải ngân cho các dự án còn thấp so với kế hoạch

Công tác giải ngân còn hạn chế; khối lượng thực hiện và thanh toán VĐT ở đầu năm còn ít; tình trạng vốn chờ công trình còn khá phổ biến.

Công tác thanh toán vốn đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm. Nhiều công trình đã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công không nghiệm thu để thanh toán; hoặc các dự án được ghi kế hoạch nhưng chưa có các thủ tục đến cuối năm mới hoàn tất thủ tục cần thiết dẫn đến hiện tượng vốn chờ công trình. Công tác thanh toán vốn thường phải dồn vào các tháng cuối năm.

* Công tác quyết toán vốn đầu tư còn hạn chế

Chức năng và trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thuộc đầu tư, đa số các chủ đầu tư khi công trình hoàn thành không chịu lập báo cáo quyết toán công trình, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Đa số đều lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có công trình chậm từ 2 đến 3 năm.

Chất lượng của báo cáo quyết toán thường kém, do đa số các ban quản lý, chủ đầu tư kiêm nhiệm nên không thành thạo trong khâu lập báo cáo, dẫn đến tình trạng chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt.

Chất lượng của công tác thẩm tra quyết toán chưa cao, thành phần hội đồng gồm nhiều cơ quan tham gia, nhưng số lượng cơ quan tham gia ít, lực lượng lại mỏng, nên hạn chế nhiều trong khâu thẩm tra, ít đi kiểm tra thực tế và không kiểm tra các phần khuất của công trình mà chỉ dựa vào hồ sơ, sổ sách, chứng từ các đơn vị trình lên, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác thanh quyết toán, đôi khi thất thoát lãng phí VĐT trên thực tế không nắm được.

* Chất lượng công tác tư vấn còn thấp, có nhiều sai sót

Công tác tư vấn bao gồm các công việc: tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án khả thi, báo cáo đầu tư, tư vấn khảo sát, thiết kế dự toán - tổng dự toán; tư vấn ban quản lý dự án; tư vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ mời thầu; tư vấn giám sát, kiểm toán... Bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, dân dụng công nghiệp, hạ tầng... hoạt động rất rộng, đối tượng công việc phong phú nhưng chất lượng của công tác tư vấn chưa cao, còn sai sót nhiều được thể hiện ở các mặt sau:

- Hầu hết các công tác tư vấn trên địa bàn ít khi phải đấu thầu nên các chủ đầu tư thường chọn các đơn vị “có mối quan hệ” mà không chú trọng đến kinh nghiệm của họ dẫn đến tình trạng sai sót nhiều, phải bổ sung nhiều lần, làm chậm tiến độ, lãng phí thất thoát vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w