B. Hạ tầng kỹ thuật
2.1.2.6. Đặc điểm cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố
Trên địa bàn thành phố, tỉnh đã chú trọng đầu tư các công trình hạ tầng có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển KT - XH. Trong công nghiệp đã xây dựng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, nhà máy gạch Tuy nen, nhà máy thanh nhôm định hình: 2000 tấn/năm, nhà máy gạch Ceramic 1 triệu m2 năm. Trong giao thông vận tải, cầu Nhật Lệ đưa xã Bảo Ninh phát triển thành khu du lịch, khu đô thị trong những năm tới; các công trình phục vụ du lịch, dịch vụ đã được đầu tư hợp lý, thu hút nhiều khách du lịch, nhiều công trình văn hoá thể dục thể thao và các trụ sở được xây dựng và đưa vào sử dụng làm cho bộ mặt thành phố Đồng Hới ngày càng to đẹp hơn.
Vốn đầu tư XDCB trên địa bàn giai đoạn 1995 - 2000 thực hiện được 970 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách 51%, vốn tín dụng 3%, vốn tự có 7%, vốn huy động của dân 38%. Tốc độ tăng vốn đầu tư giai đoạn này là 4,31%.
Giai đoạn 2001 - 2005, VĐT XDCB trên địa bàn là 2.354 tỷ đồng, gấp 2,5 lần giai đoạn 1996 - 2000; trong đó vốn ngân sách chiếm 27%, vốn tín dụng 8%, vốn tự có 20%, vốn huy động trong dân 45%. Tốc độ tăng vốn XDCB giai đoạn này là 27,69%.
Biểu đồ 2.2:Tỷ trọng vốn ĐT XDCB giai đoạn 2000 - 2005
Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, công tác đầu tư XDCB ở thành phố trong thời gian qua còn bộc lộ không ít khó khăn, vướng mắc. Tồn tại nhất là tình trạng thiếu quy hoạch trong đầu tư, chậm trong triển khai các kế hoạch đầu tư, những bất cập trong công tác triển khai đầu tư (như thẩm định, xét duyệt, chọn thầu…), tình trạng sơ hở trong trong quản lý chất lượng dự án đầu tư và các vấn đề liên quan đến vận hành, bảo dưỡng công trình sau đầu tư, đầu tư dàn trải, khép kín. Nguyên nhân của những yếu kém trên một phần là do chưa có một cơ chế quản lý đầu tư XDCB đồng bộ cho cả quá trình ban hành quyết định đầu tư. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng chưa có cơ quan chủ trì cùng các ban ngành liên quan đúc rút, đưa ra giải pháp triệt để khắc phục. Mặc dù chấp hành đúng các chính sách chung của Nhà nước về đầu tư và XDCB là yếu tố tiên quyết, việc nghiên cứu tổng thể để có một cơ chế rõ ràng, trong đó có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự thống nhất trong nhận thức và có phương án phối hợp chặt chẽ hơn giữa các chủ thể liên quan. Đưa công tác đầu tư XDCB vào nề nếp và qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB trên địa bàn.
UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI SỞ XÂY DỰNG SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CHỦ ĐẦU TƯ BAN QLDA KHO BẠC NHÀ NƯỚC SỞ TÀI CHÍNH VẬT GIÁ PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đồng Hới
Trong những năm vừa qua, hầu hết các chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố thực hiện mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư bằng vốn NSNN dựa vào chức năng, mối quan hệ trách nhiệm quyền hạn ghi trong quyết định về chức trách nhiệm vụ, chủ đầu tư dựa vào trên thực tiễn hệ thống tổ chức sẵn có của mình, cùng với quá trình phát triển trong từng thời kỳ có sự điều chỉnh phù hợp. Một mặt dựa trên nội dung, trình tự quản lý dự án đầu tư trong quy chế đầu tư và xây dựng được Chính phủ ban hành từng thời kỳ cụ thể trong thời gian qua là các quy chế kèm theo các Nghị định: Nghị định 585/HĐBT ngày 7/11/1990, Nghị định 177 ngày 10/10/1994, Nghị Định 42/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 92/CP ngày 23/8/1997; Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và hiện nay là luật Xây dựng và Nghị định số 16/CP ngày 07/2/2005. Trong thực tiễn hiện nay đa số các dự án đầu tư bằng vốn NSNN ở địa bàn thành phố Đồng Hới theo mô hình trên.