KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÓ HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới (Trang 30)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÓ HIỆU QUẢ

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển

khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:

- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi trường của khu vực này

thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về VĐT XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nước ở thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước [37].

1.2.2. Kinh nghiệm một số nước khác

Với nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao, các nước phát triển và đang phát triển dành VĐT XDCB vào phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế lớn mà tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái lan... là những nước sử dụng

có hiệu quả VĐT XDCB hơn so với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3 - 4 lần [31].

- Trung Quốc

Tập trung xây dựng tuyến đường sắt dài 10.900 km xuyên quan Trung Á đến cảng Rosterdam (Hà Lan) để vận chuyển hàng hoá xuất khẩu đến thị trường Trung Á và Tây Âu.

Thẩm Quyến là một trung tâm kinh tế tài chính phát triển của Trung Quốc. Khi đưa ra chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế này, Trung Quốc đã thực hiện khẩu hiệu: Thông xe, thông biển, thông tin,.. Vì vậy, cơ sở hạ tầng đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc… và thủ tục thuận lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh. Đến năm 1993, VĐT vào đặc khu Thẩm Quyến lên tới 60 tỷ đô la.

- Singapor

Chính phủ Singapor đã dành một lượng VĐT thích đáng từ NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH, cho ra đời nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề vật chất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ những năm 1970 nền kinh tế Singapor đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sang lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động, hiện đại hoá ngành vận chuyển quốc tế, nâng cấp hệ thống viễn thông.

Nhà nước Singapor rất quan tâm đến việc quy hoạch đô thị và quản lý đất đai vì quỹ đất xây dựng quá ít, nên việc sử dụng đất hết sức tiết kiệm và phải được tối ưu hoá. Vào những năm 1960, Chính phủ đã thực hiện chính sách trưng thu đất nằm trong diện quy hoạch dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi thường cho chủ đầu tư theo giá thị trường.

Ngày nay, Singapor là một trong những nước có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại nhất thế giới. Cảng biển Singapor đã trở thành cảng lớn thứ 2 sau cảng Rosterdam

(Hà Lan). Sân bay quốc tế của Singapor được xếp vào hàng sân bay tốt nhất của thế giới cả về phương tiện và thái độ phục vụ. Hệ thống giao thông đường cao tốc đi lại vô cùng thuận tiện. Dịch vụ viễn thông Singapore rất hiện đại với cước phí rẻ, nhiều công ty trên thế giới đã chọn Singapore làm trụ sở của họ để thiết lập các đầu mối thông tin và dữ liệu cho hoạt động kinh doanh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

- Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản phát triển từ những năm 1960-1961, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thời kỳ 1967 - 1971 Chính phủ Nhật Bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 1964 - 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn NSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo của các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Tuy rằng có nền kinh tế phát triển nhưng các nước rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.

- Với phương châm cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của Chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bỏ VĐT cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT [31].

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT.

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Đồng Hới

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý 17,210 vỉ Bắc, 106,100 kinh đông, nằm trên đường quốc lộ 1A, có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách thị xã Đông Hà 93 km về phía Bắc và cách huyện Bố Trạch 14 km về phía Nam.

Thành phố có phía Bắc giáp huyện Bố Trạch; phía Nam giáp huyện Quảng Ninh; Phía Đông giáp biển đông; phía Tây giáp huyện Quảng Ninh và huyện Bố Trạch.

Thành phố Đồng Hới có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu di tích Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo 180 km. Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thành phố Đồng Hới nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ, có hệ thống cảng biển Nhật Lệ, sân bay Đồng Hới và hiện đang hình thành các trung tâm dịch vụ và thương mại, các khu công nghiệp của tỉnh. Các trung tâm này có khả năng tồn tại lâu dài và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và quan hệ quốc tế. Sự phát triển khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu (Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan) đã tạo cơ hội cho thành phố cũng như tỉnh Quảng Bình phát triển kinh tế.

Cơ cấu hành chính của thành phố Đồng Hới bao gồm 10 phường nội thành (Nam Lý, Bắc Lý, Đồng Phú, Phú Hải, Đồng Sơn, Đồng Mỹ, Hải Đình, Hải Thành, Bắc Nghĩa, Đức Ninh Đông) và 6 xã ngoại thành (Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Bảo Ninh, Lộc Ninh, Thuận Đức, Quang Phú). Có thể nói thành phố Đồng Hới hội tụ nhiều điều kiện để phát triển KT - XH theo hướng CNH - HĐH, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước và hợp tác quốc tế.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng, bao gồm: vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển; địa hình dốc đều từ Tây sang Đông, nằm giữa vùng đá vôi (Karst) và biển.

- Phần phía Đông sông Nhật Lệ là vùng cát Bảo Ninh có địa hình cồn cát ngang ổn định cao độ trung bình 10m, dốc về 2 phía sông Nhật Lệ và biển Đông. Ngoài ra còn có các dãy cát ven biển ở các xã Quang Phú, phường Hải Thành.

- Phần phía Tây sông Nhật Lệ chia làm 5 khu vực: khu vực 1 và 4 (bao gồm các khu Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình và Phú Hải), Khu vực 2 (Bắc Lý, Nam Lý,

Đức Ninh Đông, Bắc Nghĩa, Đức Ninh), Khu vực vực 3 (Đồng Sơn, Thuận Đức) và Khu vực 5 (Lộc Ninh). Nhìn chung sự phân chia các khu vực đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở.

2.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt

Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu Bình Trị Thiên, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,40C, lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000mm, tổng giờ nắng 1.786giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam (gió Nồm), gió Tây Nam (gió Nam) và gió Đông Bắc. Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa nắng.

Thành phố nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nhiều biến động nhất so với cả nước; mùa mưa lũ bão thường xuyên, mùa nắng hạn hán nghiêm trọng.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất

Đồng Hới có 5 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất cát và cát ven biển, có diện tích là 2.756,0 ha chiếm 17,7% diện tích tự nhiên, có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp; nhóm đất nhiễm mặn, có diện tích khoảng 520,0 ha chiếm 3,3 % diện tích tự nhiên, có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phù sa, có diện tích 1.795,0 ha, chiếm 11,5% diện tích tự nhiên, hầu hết diện tích đất này đã được khai thác đưa vào trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa màu; nhóm đất xám, có diện tích là 9.060 ha chiếm 58,3% diện tích tự nhiên, có khả năng sử dụng cho sản xuất công

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Đồng Hới (Trang 30)