1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộng Số ĐV mới kết
3.2.2. Quán triệt và cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên trong độ tuổi thanh niên
"Tiêu chuẩn đảng viên là những tiêu chí và chuẩn mực để xem xét và kết nạp đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng, do đó tiêu chuẩn đảng viên được bổ sung, phát triển gắn liền với từng giai đoạn cách mạng" [10, tr. 77]. Xác định tiêu chuẩn đảng viên là tất yếu cần thiết để mỗi đảng viên có căn cứ đề ra phương hướng rèn luyện, phấn đấu. Các tổ chức Đảng tiến hành đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên, trên cơ sở đó tiến hành
các hoạt động sàng lọc, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật... đối với đảng viên. Đây là căn cứ không thể thiếu để làm tốt CTPTĐV mới. Tiêu chuẩn đảng viên là một trong những vấn đề cơ bản, trung tâm của lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng.
Xét duyệt quần chúng vào Đảng, bất kỳ ở đối tượng nào tổ chức đảng đều phải căn cứ vào tiêu chuẩn của Điều lệ Đảng đã qui định. Tiêu chuẩn chính là thước đo đánh giá, là chuẩn mực xác định người được xem xét để kết nạp vào Đảng đã xứng đáng chưa. Đối với thanh niên nói chung, thanh niên trên địa bàn phường ở Đà Nẵng nói riêng là một đối tượng xã hội đặc thù, nên khi kết nạp họ vào Đảng lại càng cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn đảng viên; quán triệt tiêu chuẩn đó một cách cụ thể, vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tế phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng của họ. Bởi vì, đối với thanh niên trên địa bàn phường mà áp dụng tiêu chuẩn kết nạp nguyên xi như thanh niên sinh viên, thanh niên công nhân, thanh niên trong lực lượng vũ trang thì không thể nào thực hiện được. Cho nên cần phải tính đến phương án "linh hoạt", "chiếu cố", nhưng cũng chỉ chiếu cố về yếu tố trình độ học vấn trước mắt, còn các yếu tố khác vẫn phải áp dụng như tiêu chuẩn Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) xác định. Các tổ chức Đảng cần phải quán triệt rằng vận dụng linh hoạt, chiếu cố về trình độ học vấn hiện tại chứ không phải là tùy tiện, hạ thấp tiêu chuẩn, chiếu cố để chạy theo số lượng, cốt kết nạp được nhiều thanh niên vào Đảng. Điều đó sẽ nguy hiểm vì, vừa không làm tăng sức mạnh của tổ chức Đảng, vừa làm suy giảm chất lượng, giá trị xã hội, uy tín của người đảng viên và của Đảng. Mặt khác, dễ dẫn tới sự thỏa mãn, tâm lý chủ quan của đối tượng chuẩn bị vào Đảng hoặc khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng họ sẽ không tiếp tục duy trì lòng nhiệt tình, ý chí phấn đấu nữa.
Thực tế CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng đòi hỏi mỗi đảng viên và tập thể chi bộ ở thái độ nghiêm túc, khách quan, khoa học khi xem xét, đánh giá thanh niên, xây dựng tiêu chuẩn đảng viên - thanh niên cho Đảng bộ mình. Mỗi đảng viên cần phải phát huy tính Đảng của mình trong việc xem xét kết nạp quần chúng thanh niên vào Đảng. Không nể nang, né tránh theo kiểu không biểu quyết thì sợ mất lòng, mất danh hiệu thi đua của chi bộ mà góp ý đánh giá thì chẳng có gì nổi bật, không đáng để biểu quyết đồng ý. Thực tiễn cho thấy, chỉ cần mỗi đảng viên nể nang một chút, mỗi chi bộ dễ dãi một chút sẽ dẫn tới hậu quả có những đoàn viên thanh niên không đủ tiêu
chuẩn vẫn được đứng vào hàng ngũ của Đảng, làm sa sút chất lượng ĐNĐV của Đảng. Phải "đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Không đặc biệt coi trọng chất lượng khi kết nạp người vào Đảng thì việc phát triển Đảng sẽ trở thành con dao hai lưỡi" [24, tr. 37]. Ngược lại, cũng không nên cứng nhắc, tuyệt đối hóa tiêu chuẩn đảng viên theo quan niệm cá nhân sẽ gây khó khăn hoặc làm nhụt chí, cản trở sự phấn đấu của những thanh niên tốt, có động cơ đúng đắn, mục đích trong sáng, lành mạnh. Hai khuynh hướng nói trên hoặc khắt khe, hẹp hòi, hoặc dễ dãi, tùy tiện đều không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và lòng tin của quần chúng thanh niên khi thể hiện tình cảm hay chủ động đến với Đảng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VII: "Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng" đã xác định tiêu chuẩn đảng viên như sau:
Đảng viên cần phải là người có giác ngộ chính trị, trung thành với mục tiêu, lý tưởng XHCN; đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; có đạo đức và lối sống lành mạnh, gắn bó với quần chúng; gương mẫu và phấn đấu trở thành người sản xuất, công tác và quản lý giỏi, hoàn thành nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng Điều lệ và pháp luật Nhà nước; thường xuyên học tập nâng cao trình độ nhận thức và năng lực công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng [4, tr. 37].
Đây là tiêu chuẩn chung, là cơ sở để các tổ chức Đảng xây dựng tiêu chuẩn đảng viên cho phù hợp với nhiệm vụ chức năng của mình. Vấn đề cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên trong độ tuổi thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng tác giả luận văn xin đề xuất như sau:
Thứ nhất: Đảng viên thanh niên phải là người có giác ngộ lý tưởng chính trị, trung thành với mục đích lý tưởng XHCN, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
Đây là tiêu chuẩn hàng đầu của người đảng viên, là tiêu chí đầu tiên để phân biệt đảng viên với quần chúng. Gia nhập Đảng là việc làm tự giác, sinh hoạt Đảng là sinh hoạt với những người có chung lý tưởng, chung chí hướng phấn đấu. Thanh niên nào sống không có lý tưởng chính trị, không có mục đích chiến đấu rõ ràng, không tán thành với lý
tưởng xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản thì không thể đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vào Đảng là để phấn đấu suốt đời cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, kiên trì với mục tiêu đó, kiên quyết đấu tranh với những gì đi ngược lại mục tiêu chung của Đảng.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình quốc tế đang có nhiều diễn biến khôn lường, đất nước ta cũng đứng trước những khó khăn, thử thách mới rất phức tạp, đòi hỏi đảng viên trong độ tuổi thanh niên phải tỉnh táo về chính trị, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của ĐCSVN, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, kiên định con đường đi lên CNXH, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, phấn đấu vì mục tiêu như Đại hội IX đã đề ra. Đối với đảng viên trong độ tuổi thanh niên sự giác ngộ chính trị còn phải được biểu hiện rõ ở chỗ: luôn có ý thức học tập, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nêu cao vai trò đảng viên trẻ, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, lời nói đi đôi với việc làm, gương mẫu, xung kích, sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và học tập; thể hiện thái độ đúng đắn, tích cực rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và hình thành bản lĩnh chính trị, không rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm cũng như tình trạng tách rời lý luận với thực tiễn.
Ngay từ đầu trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng giúp đỡ thanh niên tìm hiểu về Đảng và phấn đấu trở thành đảng viên, tổ chức Đảng phải cho thanh niên biết rõ những tiêu chuẩn mà họ cần đạt tới. Có thể coi những tiêu chuẩn đó như một sự định hướng giá trị để vươn tới, noi theo. Tự bản thân thanh niên có thể tự đánh giá bản thân mình và căn cứ vào tiêu chuẩn đó, tự xác định xem mình đã xứng đáng để được công nhận đảng viên hay chưa? ý nghĩa của việc làm đó nhằm phát triển năng lực tự đánh giá, tự phê bình của người chuẩn bị gia nhập Đảng, đồng thời thúc đẩy nhanh sự trưởng thành nhân cách của thanh niên. Trong việc tự đánh giá, tổ chức Đảng và đảng viên cần giúp cho thanh niên có thái độ, yêu cầu cao và nghiêm khắc với bản thân, khiêm tốn, tự tin, không mặc cảm, nhưng cũng không chủ quan, kiêu ngạo.
Khi đề cập đến lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị trong hệ tiêu chuẩn đảng viên trong độ tuổi thanh niên hiện nay, dưới góc nhìn thực tiễn ở các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng, tác giả luận văn thấy nổi lên ba vấn đề cần xem xét, giải quyết:
Một là, vấn đề động cơ vào Đảng. Đây là vấn đề hệ trọng. Bởi vì, động cơ đúng
đắn, trong sáng là tiền đề, là điều kiện giúp cho thanh niên phấn đấu vào Đảng; có niềm tin sâu sắc, có ý thức phấn đấu bền bỉ, có ý chí quyết tâm cao vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt tới mục tiêu. Ngược lại, sự mờ ám trong động cơ vào Đảng là điểm khởi đầu của những lệch lạc về chuẩn mực, lẽ sống sau này. Thực tế cho thấy những thanh niên có động cơ phấn đấu đúng đắn sẽ xác định được vào Đảng là tiếp tục rèn luyện trở thành người cộng sản chân chính, cống hiến khả năng, sức lực của mình cho Đảng cho nhân dân và có sự biểu hiện nhất quán giữa lời nói đi đôi với việc làm, giữa nhận thức và hành động. Những thanh niên có động cơ không đúng (đây là vấn đề phức tạp) thì thường nhận thấy và có biểu hiện ở sự tách rời giữa lời nói và việc làm hoặc mỗi việc làm thường ẩn giấu những toan tính cá nhân, thiếu tính kiên định, bền bỉ trong những khó khăn thử thách. Kinh nghiệm cho thấy rằng, những người có động cơ không đúng đắn, vào Đảng cốt để tìm kiếm quyền lợi, danh vọng, địa vị cá nhân, để có cơ hội, điều kiện thăng tiến, thành đạt cho riêng mình thì sớm muộn cũng bộc lộ khi đụng chạm tới những tình huống, những thử thách giữa mối quan hệ con người - công việc và tổ chức.
Vấn đề động cơ vào Đảng vừa là vấn đề thuộc về thái độ chính trị, vừa là vấn đề thuộc về nhận thức, đạo đức, lẽ sống. Đánh giá và thử thách động cơ vào Đảng không chỉ căn cứ vào nhận thức và lời nói mà phải căn cứ vào việc làm, vào hành động, vào quan hệ ứng xử, lối sống trong cả một quá trình. Trong bối cảnh hiện nay, không được đơn giản hóa mà đòi hỏi người đảng viên được phân công giúp đỡ đối tượng và tập thể chi bộ phải theo dõi, đánh giá, giúp đỡ một cách đúng đắn, nghiêm túc, thiết thực thông qua những thử thách thực tế. Để có nhận thức mới về tiêu chuẩn đảng viên trong độ tuổi thanh niên cho các Đảng bộ chi bộ phường ở Đà Nẵng, theo tác giả luận văn, việc giáo dục động cơ vào Đảng cần phải tăng cường những biện pháp như: quan tâm hơn nữa công tác giáo dục bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cho đoàn viên thanh niên; có kế hoạch chủ động đưa đoàn viên thanh niên tham gia tích cực vào hoạt động thực tiễn, qua đó mà giác ngộ các chi bộ phải luôn sâu sát thanh niên, thông qua tổ chức Đoàn để phát hiện chính xác, kịp thời những đoàn viên có nguyện vọng và động cơ phấn đấu tốt, đưa vào nguồn; tổ chức Đoàn các cấp phải thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng về Đảng cho đoàn viên thanh niên.
Hai là, vấn đề đảng viên trong độ tuổi thanh niên có tín ngưỡng tôn giáo. Vấn đề
này Lênin đã từng viết rằng: "Nếu có một linh mục nào lại cùng đi với chúng ta để cùng hoạt động chính trị, tận tâm làm tròn nhiệm vụ của mình trong Đảng và không chống lại cương lĩnh của Đảng, thì chúng ta có thể kết nạp người ấy vào hàng ngũ Đảng dân chủ - xã hội" [13, tr. 519]. Ngược lại, "nếu giả sử có một linh mục nào đã vào đảng dân chủ - xã hội rồi, mà lại tiến hành việc tuyên truyền tích cực cho những quan niệm tôn giáo ở trong nội bộ đảng ấy, coi đó là công tác chủ yếu và gần như là công tác duy nhất của mình, thì đảng nhất thiết phải khai trừ linh mục ấy ra khỏi hàng ngũ của đảng" [13, tr. 520]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trả lời khi có người hỏi: Một người công giáo có thể vào Đảng Lao động được không? "Có. Người tôn giáo nào nào vào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng" [19, tr. 115].
Bước vào thời kỳ đổi mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã qui định: Đảng viên là người xuất thân có tín ngưỡng tôn giáo cần phải tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để liên hệ, gần gũi với quần chúng và tuyên truyền, vận động quần chúng làm cách mạng. Chủ trương đó cũng đã được Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn, cụ thể hóa.
Như vậy, vấn đề đảng viên là người xuất thân có tín ngưỡng tôn giáo đã được qui định có nguyên tắc chặt chẽ và phù hợp với thực tế hiện nay. Do đó, việc phát triển đảng viên trong độ tuổi thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng phải tuân thủ đầy đủ các qui định về tiêu chuẩn, thủ tục theo qui định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương. Đảng viên trong độ tuổi thanh niên là người có đạo phải được giáo dục, học tập để có kiến thức cơ bản về mọi mặt, đặc biệt là thế giới quan duy vật, và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo; phải thấu triệt và trung thành với tôn chỉ, mục đích, đường lối chính trị của Đảng; nắm vững và vận dụng đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng nói chung và đối với tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng; có niềm tin vào thế giới tâm linh, được tham gia các sinh hoạt, tôn giáo tối thiểu cần thiết, nhưng không được sa vào mê tín, dị đoan; phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn đảng viên và tổ chức kỷ luật của Đảng. Đảng viên trong độ tuổi thanh niên là người xuất thân có tín ngưỡng tôn giáo không được nói và làm trái Điều lệ Đảng, cương lĩnh, đường lối, chính sách,
nghị quyết của Đảng; tiết lộ các bí mật của Đảng; biến tổ chức và cơ quan Đảng, Nhà nước thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo; theo đuôi những quần chúng lạc hậu cả về tư tưởng, chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo.
Trên đây là những nguyên tắc, những qui định bắt buộc đối với đảng viên - thanh niên xuất thân có tín ngưỡng tôn giáo, các cấp ủy, chi bộ có thể vận dụng phù hợp cho từng đối tượng và thực tế nhưng không được xa rời những nguyên tắc, qui định trên.
Ba là, vấn đề lịch sử chính trị của gia đình có liên quan tới chế độ cũ. Nguyên tắc,
thủ tục là một trong những khâu của việc phát triển đảng viên. Sai lầm trong nguyên tắc sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Nguyên tắc ở đây xuyên thấu vào các khâu: đảm bảo tiêu chuẩn người vào Đảng, xác minh lịch sử chính trị, qui trình thủ tục xét đơn và người xin vào Đảng và của những người giới thiệu... Việc đảm bảo tiêu chuẩn những điều cấm do Trung ương qui định nhằm bảo vệ sự trong sạch về chính trị, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, ngăn ngừa những kẻ cơ hội về chính trị chui sâu, leo cao vào bộ máy của Đảng. Điều đó rất đúng, trong trong thực tiễn ở các phường ở Đà Nẵng hiện nay đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu. Bởi, có rất nhiều quần chúng thanh niên có giác ngộ chính trị, có năng lực với tâm huyết mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng để cống hiến nhiều hơn cho Đảng, nhưng vì lịch sử chính trị của gia đình có liên đới đến chế độ cũ, nên chưa kết nạp được. Hầu hết các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng đều vướng vấn đề này và đề nghị Trung ương cần làm rõ hơn để có cơ sở vận dụng phù hợp. Chẳng hạn,