1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộng Số ĐV mới kết
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, do cấp ủy ở nhiều Đảng bộ phường chưa thấy được vai trò, vị trí của
thanh niên và công tác vận động thanh niên trong thời kỳ mới cho nên chưa quan tâm, chú trọng đúng mức đến CPPTĐV trong thanh niên.
Mặc dù đã có chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, nhưng do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này nên sự quan tâm của nhiều cấp ủy chỉ thể hiện ở quan điểm chủ trương chung, thiếu kế hoạch, biện pháp cụ thể, đồng bộ để tổ chức thực hiện. Một số cấp ủy "thả nổi" các hoạt động của Đoàn, Hội, không cử cán bộ theo dõi, không có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể trong công tác bồi dưỡng, tạo nguồn tổ chức này. Hơn nữa, việc tiến hành các thủ tục, hồ sơ xét kết nạp Đảng cho thanh niên ở một số cấp ủy chậm chạp, cứng nhắc, phức tạp theo lối hành chính, quan liêu để ách tắc hồ sơ và kéo dài thời gian kết nạp.
Một số đảng viên chưa ý thức được làm CTPTĐV trong thanh niên là nhiệm vụ của mình. Do đó, cách tiếp cận thanh niên nhất là với đối tượng là thanh niên ở phường còn mang đầu óc gia trưởng, cứng nhắc, hẹp hòi, ít gần gũi, thiếu tin tưởng, thiếu tôn trọng. Số đồng chí này vẫn giữ nguyên những quan điểm về chuẩn mực đạo đức, tác phong trước đây để đánh giá thanh niên trong cơ chế mới, trong thời kỳ mở cửa giao lưu với bên ngoài. Nhiều đồng chí còn dè dặt với thanh niên tháo vát, biết cách làm ăn, làm giàu chính đáng và vui chơi giải trí như vũ hội, du lịch, đi nhà hàng... Do đó, khi xem xét đối tượng phát triển Đảng là thanh niên thường xem nhẹ hoặc bỏ qua năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá; mà còn bị vướng mắc bởi tác phong đi đứng, đầu tóc, cách ăn mặc và cá tính của tuổi trẻ.
Một bộ phận đảng viên lớn tuổi coi tuổi trẻ ngày nay là quá thuận lợi, không được thử thách "vào sinh ra tử" như họ khi phấn đấu vào Đảng. Những đồng chí này cho
rằng cần phải kéo dài thời gian phấn đấu để thử thách thanh niên, bảo đảm độ chín mới có thể kết nạp vào Đảng được.
Hai là, sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức nhà
nước cùng với sự hạn chế về nhận thức của một số đảng viên đã làm CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường gặp khó khăn.
Một số cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền, lợi dụng sự sơ hở, chưa đồng bộ của một số chính sách để làm ăn phi pháp, tham nhũng, hối lộ gây thái độ bất bình trong nhân dân. Một bộ phận phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, phát ngôn bừa bãi, tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng xấu đến mẫu hình, tư cách của người cộng sản. Mặc dù sống gần dân, trong dân nhưng tình trạng dân chủ hình thức, gia trưởng, định kiến cá nhân, thiếu trách nhiệm, làm ngơ trước những yêu cầu chính đáng của thanh niên vẫn còn tồn tại trong một số cán bộ, đảng viên và bộ máy lãnh đạo, quản lý ở phường. Theo báo cáo của Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, trong 5 năm qua, toàn Đảng bộ thành phố có 383 đảng viên bị thi hành kỷ luật, trong đó 201 đảng viên bị khiển trách, 118 đảng viên bị cảnh cáo, 9 bị cách chức, 55 bị khai trừ; về tổ chức cơ sở đảng hiện vẫn còn 24% tổ chức cơ sở đảng đạt loại khá và 1,3% tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Rất tiếc là đa số các vụ việc tiêu cực của cán bộ đảng viên không phải do nội bộ tổ chức Đảng kiên quyết đấu tranh đưa ra ánh sáng bằng tự phê bình và phê bình mà do quần chúng phát hiện, tố giác. Theo nhận thức và đánh giá của những cán bộ đảng viên và quần chúng thanh niên tốt ở phường thì đây là nguy cơ đứng vị trí đầu tiên trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Nguy cơ này đã và đang làm tổn thất lớn đến uy tín của Đảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ý chí phấn đấu, động cơ hướng về Đảng của thanh niên trên địa bàn phường.
Ba là, về phía Đoàn thanh niên, Hội thanh niên ở phường.
Từ 1997 trở lại đây, Đoàn, Hội thanh niên ở phường đã có sự chuyển hướng, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp hoạt động và đạt được những kết quả đáng kể. Nhưng do nhiều yếu tố tác động, vẫn trên đà xuống cấp nghiêm trọng về mọi mặt: Tư tưởng, tổ chức và số lượng đoàn viên. Qua điều tra ở một số phường cho thấy, lực lượng
cán bộ Đoàn vừa thiếu lại vừa yếu, đa số không chuyên trách, tuổi đời trẻ (21-25), chiếm 49,5%; trình độ học vấn chưa cao, chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông trung học. Không ít bí thư chi đoàn, chủ tịch Hội không phát huy được vai trò tập hợp đoàn viên, hội viên. Trình độ nghiệp vụ thanh vận của cán bộ Đoàn, Hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của xã hội và xu hướng vận động của thanh niên. Có thể nói, hầu như đoàn thanh niên phường, nhất là chi đoàn không còn hoạt động hoặc hoạt động yếu ớt, cả năm sinh hoạt thường chỉ 1,2 lần, thanh niên không được tổ chức, tập hợp. Nhiều phường Đoàn thanh niên chỉ tồn tại trên danh nghĩa hoặc chỉ còn tồn tại ban chấp hành; có sổ sách, hồ sơ, số lượng đoàn viên nhưng thực chất không hoạt động. Việc tổ chức kết nạp đoàn viên mới khó khăn chủ yếu theo "mùa vụ" như vào các đợt tuyển quân hoặc các ngày lễ lớn. Đối tượng kết nạp chưa rộng rãi, phần lớn là học sinh các trường trung học phổ thông cơ sở và trung học phổ thông, khu vực tổ dân phố, cụm dân cư ít được chú ý.
Bốn là, về bản thân thanh niên trên địa bàn dân cư phường.
Bởi nhiều lý do, nên đại bộ phận thanh niên ở đây trình độ học vấn không cao, chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập thấp. Không ít thanh niên vẫn còn sống trong sự "bao cấp" của gia đình, cho nên họ quan niệm cứ có việc làm, thu nhập là được, ít quan tâm đến những vấn đề chính trị - xã hội. Họ chưa hiểu được bất kỳ một chế độ xã hội nào, một giai đoạn nào, thịnh hay suy đều được chi phối bởi định hướng chính trị, đường lối chính trị của một giai cấp nhất định. Đó là một nguyên nhân làm cho thanh niên chưa hiểu nhiều và hiểu chưa rõ về ĐCSVN, về sự nghiệp đổi mới, về vai trò, vị trí của người cộng sản... cho nên họ "xa" Đảng, chưa thiết tha phấn đấu vào Đoàn, vào Đảng.
Những năm qua nhiều thanh niên trên địa bàn dân cư phường có nguyện vọng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhưng không phải tất cả những người có nguyện vọng đó đều thực sự thiết tha phấn đấu, rèn luyện, chủ động đến với Đảng và đặt kế hoạch tu dưỡng cho mình. Nguyện vọng có, nhưng ngại phấn đấu và tham gia sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Hội, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội trong và ngoài phường. Chỉ có một tỷ lệ không nhiều, thường là cán bộ Đoàn, Hội, những người có việc làm ổn định ở phường, ở trường hoặc con em những gia đình có nhiều đời là đảng viên
cộng sản... xác định vào Đảng là mục tiêu phấn đấu của họ nên họ rất tích cực trong công việc và hoạt động. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao thực tế ở các Đảng bộ, chi bộ phường rất ít thanh niên được kết nạp vào Đảng.
Do xác định động cơ vào Đảng không đúng đắn, không trong sáng nên đã làm cho sự phấn đấu ở nhiều thanh niên thiếu bền bỉ, động lực không rõ ràng, tính tích cực chính trị bị giảm sút. Hiện tượng một số thanh niên trên địa bàn dân cư coi việc phấn đấu vào Đảng để dễ tìm việc làm, hoặc dễ tiến thân, chứ không phải vào Đảng để cống hiến. Đặc biệt, có cả những đảng viên là bộ đội xuất ngũ khi trở về địa phương vì "mưu sinh" đã tự gạch tên mình ra khỏi danh sách đảng viên. Điều đó không chỉ gây tổn thất cho Đảng mà còn ảnh hưởng đến CTPTĐV của các Đảng bộ phường. Nhiều thanh niên có suy nghĩ: cha, chú mình phấn đấu cả đời, để lại tuổi trẻ, thậm chí một phần xương máu nơi chiến trường mới được vào Đảng, với mình thì không dễ và đến bao giờ? Do đó họ cảm thấy xa vời và chưa có ý định phấn đấu vào Đảng.