Những kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay doc (Trang 43 - 45)

1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộng Số ĐV mới kết

2.2.3. Những kinh nghiệm

Thứ nhất, cấp ủy các cấp từ Thành ủy đến chi bộ phường cần nhận thức sâu sắc

về CTPTĐV trong thanh niên ở các Đảng bộ phường, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Kinh nghiệm cho thấy ở Đảng bộ nào có quan điểm đúng đắn, có qui định, qui trình cụ thể, có sự phối kết hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở phường thì ở đó tình cảm, niềm tin, sự phấn đấu của quần chúng thanh niên sẽ nhiều hơn, cao hơn; từ đó chi bộ sẽ có nguồn để lựa chọn những thanh niên ưu tú. Lựa chọn là khâu quan trọng, nhưng cũng chỉ là bước đầu, bởi nhiều quần chúng có nguyện vọng nhưng mức độ phấn đấu còn khác nhau. Lựa chọn, đánh giá đúng sẽ tạo ra động lực phấn đấu, ngược lại nếu lựa chọn thiếu chính xác sẽ làm triệt tiêu tính tích cực của quần chúng. Cấp ủy phường và các chi bộ trực thuộc phải có kế hoạch, chuyên đề, có danh sách qui hoạch cụ thể, phân công từng đảng viên tìm hiểu lịch sử chính trị, chủ động bồi dưỡng nguồn phát triển. Trong chọn nguồn cần vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn đảng viên về trình độ học vấn cho phù hợp với thực tế từng phường, nhất là những phường có đông đồng bào có đạo. Muốn vậy, khi lựa chọn phải đảm bảo qui trình: Thông qua phong trào quần chúng

để các tổ chức, đoàn thể tổ chức bình chọn, giới thiệu, trên cơ sở đó tập thể cấp ủy bàn bạc, quyết định công nhận và có kế hoạch bồi dưỡng. Nếu thực hiện tất cả các qui trình này, vừa bảo đảm tôn trọng và phát huy dân chủ của các tổ chức đoàn thể, vừa bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ phường.

Thứ hai, cần nhận thức sâu sắc và tổ chức nghiên túc, có chất lượng việc giáo

dục, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản, cần thiết về Đảng.

Thực tế ở những Đảng bộ, chi bộ làm tốt CT PTĐV trong thanh niên ở phường cho thấy, việc phát hiện sớm, phát hiện đúng đối tượng là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn vẫn là tổ chức giáo dục, bồi dưỡng để bước đầu trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về cương lĩnh, điều lệ, một số chủ trương, đường lối của Đảng. Tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng ưu tú tiếp tục tìm hiểu về Đảng, xây dựng động cơ phấn đấu đúng đắn. Tránh tình trạng tổ chức lớp học như kiểu mít tinh, số người dự quá đông, ngồi nghe là chính. Có nơi lấy lý do không có thời gian, quá bận công việc nên rút ngắn thời gian, làm lướt, bỏ qua thảo luận, giải đáp thắc mắc. Kinh nghiệm của một số đảng bộ làm tốt công tác này là ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp truyền đạt cho phù hợp với đối tượng người học, thì các đảng ủy đã phân công các đồng chí ủy viên cơ sở cùng tham gia quản lý lớp học, dự và hướng dẫn thảo luận ở tổ, tăng cường đối thoại với người học.

Sau khi được bồi dưỡng qua các lớp, tổ chức đảng cần có kế hoạch phân công đảng viên trực tiếp theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Đồng thời tạo môi trường, điều kiện bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp để rèn luyện, thông qua thực tế để thử thách, đánh giá và lựa chọn. Kết hợp và phát huy trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội ở phường, ở khu dân cư cùng tham gia vào việc bồi dưỡng, giới thiệu nguồn phát triển Đảng.

Thứ ba, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa thực hiện tốt các vấn đề xã hội. Đó là các vấn đề: xóa đói giảm nghèo trong từng chi bộ, bố trí và sắp xếp công việc phù hợp cho đảng viên, giúp đảng viên nghèo có điều kiện vươn lên, thực hiện tốt chính sách chăm lo chu đáo các gia đình có công với cách mạng, các đảng viên lão thành,

kính trọng và biết ơn những người đi trước... là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng ĐNĐV, thu hút quần chúng vào Đảng.

Thứ tư, gắn công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng với việc thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với từng giai đoạn, từng địa phương và đối tượng tác động trong đoàn viên, thanh niên.

Các cấp ủy và tổ chức Đảng cần có kế hoạch lãnh đạo việc xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng, nhất là Đoàn thanh niên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức đi đôi với đổi mới phương thức hoạt động; tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập ở cơ sở; tổ chức việc giáo dục cho đoàn viện, hội viên hiểu biết về Đảng, về mục tiêu lý tưởng của Đảng. Định kỳ các cấp ủy làm việc với tập thể lãnh đạo các tổ chức quần chúng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên, trao đổi, bàn bạc những vấn đề đặt ra, kịp thời giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức quần chúng hoạt động có hiệu quả. Qua đó, lựa chọn tạo nguồn và giới thiệu những quần chúng ưu tú, có đủ điều kiện và tiêu chuẩn để kết nạp vào Đảng.

Thứ năm, coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để đề ra

chủ trương, kế hoạch, biện pháp sát hợp với từng đặc điểm của Đảng bộ, phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế, thiếu sót, đưa CTPTĐV đi vào nề nếp.

Mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng đều là sản phẩm của tổng kết kinh nghiệm, trong đó có cả thành công lẫn không thành công. Đối với CTPTĐV trong thanh niên ở các Đảng bộ phường thì việc này càng giữ một vị trí quan trọng. Nếu làm tốt sẽ cung cấp cơ sở để hoạch định và nâng cao các chủ trương, nghị quyết tiếp theo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)