Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay doc (Trang 38 - 40)

1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộng Số ĐV mới kết

2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, những năm qua, tình hình quốc tế có nhiều biến động như xung đột vũ

trang, chiến tranh xâm lược, chiến tranh về dân tộc, tôn giáo,sắc tộc... là nạn đói, bệnh tật, khủng bố, phân hóa giàu nghèo trên thế giới..., lớn nhất là sự kiện Đảng cộng sản trong các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị giải tán. Đảng viên, thậm chí cả lãnh tụ của nhiều đảng cộng sản bị truy bức, đã tác động mạnh đến yếu tố tư tưởng và niềm tin của quần chúng, gây hoang mang, dao động trong một bộ phận cán bộ đảng viên ĐCSVN. Sự kiện này làm cho một bộ phận thanh niên gặp khó khăn về định hướng chính trị, giảm sút lòng tin vào lý tưởng XHCN và bị lợi dụng.

Bên cạnh đó là chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Lợi dụng sự sơ hở của một số chính sách trong cơ chế mới và một số biểu hiện tiêu cực của một bộ phận cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, bằng nhiều thủ đoạn được áp dụng, kẻ thù muốn đã tách nhân dân ra khỏi chính quyền, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng. Thanh niên nói chung, thanh niên sống trên địa bàn dân cư phường nói riêng là đối tượng quan trọng để chúng tranh chấp, dụ dỗ, lôi kéo theo lối sống đồi trụy, phi đạo đức, phi chính trị để xao nhãng và quên đi ý thức dân tộc, trách nhiệm công dân, mục tiêu và lý tưởng XHCN. Một khi đã như vậy, thì thanh niên không còn mong muốn phấn đấu rèn luyện vươn lên trở thành người cộng sản.

Hai là, mặt trái của kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào thanh niên trên địa bàn phường.

Phường là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động nhất và chịu tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Đối với thanh niên ở đó, kinh tế thị trường tạo cho họ năng lực tư duy và hành động thiết thực, thói quen làm việc chủ động, tích cực, nhạy cảm, lôi cuốn thanh niên vào con đường học tập, lao động và ý thức tự khẳng định mình.

Bên cạnh những mặt tích cực, bản thân "kinh tế thị trường cũng có mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất XHCN. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm" [6, tr. 72]. Tác động bởi mặt trái kinh tế thị trường đối với thanh niên trên địa bàn phường được thể hiện rõ nhất ở lối sống, một lối sống thực dụng, cực đoan, làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục và bản sắc dân tộc Việt Nam. Qua 5 năm phấn đấu nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Đà Nẵng vẫn còn ở mức cao (6,17%). Số lao động không đủ việc làm chiếm tới 4,35% lực lượng lao động; 76,3% người lao động hiện nay chưa qua đào tạo nghề (chỉ tiêu của Đại hội XVII là đến 2000 lực lượng lao động có tay nghề đạt trên 30% trên tổng số lao động có việc làm), kết quả phân luồng sau trung học phổ thông theo hướng đào tạo nghề còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 14% số học sinh tốt nghiệp mỗi năm [3, tr. 30].

Trong điều kiện hiện nay không ít đảng viên lao vào kinh doanh buôn bán, dịch vụ, một số đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân và giàu lên một cách nhanh chóng. Trong

khi đó đại bộ phận đảng viên ở phường hưởng lương hưu trí, làm ăn chân chính nhưng chưa thích nghi với cơ chế mới nên đời sống khó khăn, thiếu thốn. Điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng. Chân dung người cộng sản trong chừng mực nào đó không còn hấp dẫn đối với một bộ phận thanh niên ở phường. Đó là lý do không ít thanh niên không muốn vào Đảng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)