Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay doc (Trang 32 - 35)

1997 1998 1999 2000 2001 2002 T.cộng Số ĐV mới kết

2.1.2. Những khó khăn, hạn chế

Đối với các Đảng bộ phường và chi bộ khối phố, nguồn phát triển Đảng gặp khó khăn. Đa phần thanh niên có học vấn, tay nghề giỏi đã có việc làm ở nhà máy, xí nghiệp hoặc cơ quan đơn vị. Số ít ở địa phương trình độ học vấn thấp, không có việc làm, trong khi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên chưa đủ mạnh để lôi cuốn đối tượng này vào tổ chức của mình để giao việc nên tổ chức Đảng khó tìm được nguồn kết nạp. Mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống hưởng thụ phương Tây, sự phân hóa giàu, nghèo, tình trạng tha hóa của một số cán bộ trong các ngành, các địa phương chưa được ngăn chặn triệt để... đã tác động không tốt đến niềm tin, lý tưởng của quần chúng thanh niên. Tình trạng thanh niên "nhạt Đoàn", đoàn viên "nhạt Đảng" xuất hiện không phải là cá biệt.

Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Thành ủy, hoạt động của tổ chức Đoàn ở nhiều địa phương yếu, nhiều nơi chỉ tồn tại trên danh nghĩa, toàn thành phố có 51123 thanh niên đang sinh hoạt tại địa phương thì có 1840 thanh niên có cảm tình Đảng (3,5%) nhưng chưa được tổ chức nào theo dõi giúp đỡ. Có những đơn vị 5 năm qua không kết

nạp được đảng viên mới hoặc chỉ kết nạp được 1-2 người. Nhiều tổ chức Đảng chưa có chương trình, kế hoạch, biện pháp phù hợp với từng trường hợp, lĩnh vực trong điều kiện mới. Đa số các Đảng bộ phường phạm vi xem xét các đối tượng chỉ dừng lại ở số cán bộ, nhân viên hiện có; chưa chú ý đến đông đảo đối tượng ưu tú, tích cực từ các phong trào cách mạng của quần chúng ở tổ dân phố, khu phố, ở giáo viên các cấp và số thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Do đó, CTPTĐV tuy có đạt về số lượng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu, nhất là ở những địa bàn và lĩnh vực trọng điểm như: những quần chúng ưu tú trong lao động sản xuất giỏi, trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, trong lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ, trong hợp tác xã và tổ hợp sản xuất, trong đội ngũ giáo viên, trạm y tế phường...

Theo báo cáo của Ban Tổ chức Quận ủy Sơn Trà hiện nay vẫn còn 127 tổ dân phố (31%), 2 trường mẫu giáo, 2 trạm y tế phường chưa có đảng viên; 2 trường tiểu học còn sinh hoạt chi bộ ghép, tỷ lệ đảng viên mới trong dân quân tự vệ thấp (0,57%). Ban Tổ chức Quận ủy Hải Châu cũng cho biết 12 phường trên địa bàn quận từ năm 1997-2001 chỉ kết nạp được 231 đảng viên. Trong đó 32/131 (24,4%) chi bộ khối phố có làm công tác phát triển đảng, còn 106 chi bộ 4 năm qua không làm công tác này. Thực tế cho thấy, một số chi bộ không thực hiện được kế hoạch phát triển đảng viên như đã đăng ký, nhiều cấp ủy còn lúng túng trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, sai sót thủ tục hồ sơ hoặc xem nhẹ các qui định mới về bảo vệ chính trị nội bộ. Số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm chỉ đạt từ 85,4% - 88,5% so với chỉ tiêu đại hội đảng bộ các phường đề ra. Riêng số đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng chỉ đạt 24,1% so với tổng số được giới thiệu. Tỷ lệ đảng viên trẻ thấp mới đạt 24,1% chỉ chiếm 3,15% trong đoàn viên thanh niên và 0,41% trong thanh niên. Nhiều chi đoàn, đoàn cơ sở nhiều năm liền không có đoàn viên được kết nạp Đảng, một số cơ sở chỉ kết nạp Đảng đến cán bộ chủ chốt hoặc ủy viên ban chấp hành chi đoàn, chưa kết nạp tới đoàn viên. Đặc biệt có tình trạng đoàn viên phấn đấu tích cực nhiều năm liền nhưng vẫn chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng, gây nên cảm giác cái đích để trở thành đảng viên thật xa vời. Đây là hệ quả của nhiều yếu tố không tích cực cần được khắc phục kịp thời.

Một số cấp ủy và chi bộ cơ sở chưa thực sự coi trọng chất lượng, chạy theo số lượng, cơ cấu đơn thuần. Có nơi vì để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra để đạt tiêu chuẩn Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh nên đã chỉ đạo tổ chức thực hiện kết nạp cả những đối tượng không đảm bảo chất lượng về phẩm chất đạo đức hoặc lịch sử chính trị. Mặt khác, công tác bồi dưỡng, giáo dục và giúp đỡ của tổ chức Đảng đối với đảng viên mới ở nhiều cơ sở chưa tốt. Một số đảng viên sau khi được công nhận chính thức đã tỏ ra thỏa mãn, ít rèn luyện phấn đấu nên chưa phát huy tốt tác dụng. Ngoài ra, còn một số yếu tố như: Những phường có đông đồng bào theo đạo, những vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị, quan hệ với người thân ở nước ngoài, trình độ học vấn, tuổi tác... do điều kiện lịch sử dể lại; vấn đề xác minh lý lịch gặp nhiều khó khăn, các tổ chức Đảng lại không có kinh phí để thẩm tra xác minh, nhiều trường hợp chậm hoặc không có kết quả. Đảng viên ở phường đông nhưng không có đủ người để phục vụ kịp thời các yêu cầu trên, nhất là những trường hợp liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Còn nhiều đảng viên và cả những cấp ủy viên chưa thật sự tin vào lớp trẻ, định kiến, hẹp hòi khi xem xét đánh giá. Một số tổ chức Đảng còn cho rằng kết nạp đảng viên là để phân công công việc hoặc bố trí công tác lãnh đạo, quản lý mà hiện nay còn có đảng viên chưa được phân công, bố trí công tác được thì không cần phải phát triển thêm nữa. Có đảng viên quan niệm, việc phát triển đảng viên mới là nhiệm vụ của cấp ủy, của đồng chí bí thư, của cán bộ tổ chức chứ không phải là nhiệm vụ đảng viên. Do những quan niệm không đúng, nên nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã "thả nổi" phong trào Đoàn, bất lực trước sự xuống cấp của tổ chức Đoàn, coi đó là hiện tượng không thể khắc phục được. Thậm chí có người còn xuyên tạc khi cho rằng, với cơ chế hiện nay đã làm đảo lộn các giá trị sống của thanh niên, sự hy sinh, tính tình nguyện của tuổi trẻ hiện nay không đi cùng với kinh tế thị trường... Mặt khác, không ít tổ chức đoàn, nhất là đoàn cơ sở coi việc phát triển Đảng là của tổ chức Đảng, do Đảng chủ động, chỉ khi nào Đảng gợi ý hoặc thông báo cho Đoàn cần bồi dưỡng, giới thiệu thì Đoàn mới tiến hành xem xét và gửi văn bản lên. Ngược lại, theo khảo sát thì đa số các chi bộ lại "khoán trắng" cho chi đoàn trong việc bồi dưỡng, giúp đỡ thanh niên để tạo nguồn. Khi nào Đoàn chuẩn bị xong nguồn, giới thiệu sang thì chi bộ mới bắt đầu xem xét. Nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ phường chỉ đề cập đến các đoàn thể một cách chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên. Đây là một sự chờ

đợi không tích cực dẫn đến không xây dựng được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Đảng với các tổ chức đoàn thể quần chúng; quần chúng ít quan tâm tới Đảng, thờ ơ với chi bộ, không hào hứng tham gia xây dựng Đảng, thậm chí đứng ngoài công tác xây dựng Đảng. Nhìn một cách khái quát, xây dựng đảng bộ, chi bộ ở phường vững mạnh chính là xây dựng các tổ chức trên địa bàn phường vững mạnh nhằm đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân lao động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Với số lượng đảng viên hưu trí chiếm tỷ lệ cao, nên có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ phường về thực chất là sự lãnh đạo của đa số ĐNĐV hưu trí đối với quần chúng nhân dân nói chung và các đoàn thể quần chúng nói riêng. Tình trạng đó nhiều khi biểu hiện ở quan hệ cha, chú, bề trên, quan liêu, áp đặt của một số cán bộ, cấp ủy đảng đối với cán bộ đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên. Đó còn là biểu hiện của tình trạng nhiều đảng viên ở các chi bộ khối phố, tổ dân phố đứng ngoài phong trào quần chúng, né tránh trách nhiệm. Sự quan tâm của một số cấp ủy tới CTPTĐV trong thanh niên mới chỉ dừng lại ở những quan điểm, chủ trương chung, còn kế hoạch, biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện thì chưa có. Đây là sự báo động khẩn cấp đối với các đảng bộ, chi bộ phường ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)