Phân phối lợi nhuận hợp lý.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng (Trang 33 - 35)

II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.

3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.6. Phân phối lợi nhuận hợp lý.

Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối đúng đắn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và ngược lại. Với ý nghĩa đó, quá trình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây.

- Quá trình phân phối lợi nhuận phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước – doanh nghiệp- người lao động. Mối quan hệ này được thể hiện ở tỷ lệ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.

- Quá trình phân phối lợi nhuận phải bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tái sản xuất và kinh doanh giản đơn với tái sản xuất và kinh doanh mở rộng. Mối quan hệ này được thể hiện ở tỷ lệ trích lập các

quỹ doanh nghiệp, trong đó phần lợi nhuận tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh được chú trọng một cách thoả đáng.

* Có thể nói việc phấn đấu tăng lợi nhuận đối với các doanh nghiệp luôn là vấn đề búc xúc và cần thiết. Tuy nhiên việc doanh nghiệp có đạt được mong muốn hay không là phụ thuộc vào phương hướng biện pháp cụ thể của doanh nghiệp.

Trên đây mới chỉ là một số phương hướng cơ bản để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuỳ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh… của mình mà doanh nghiệp cần vận dụng tổng kết, kết hợp hài hoá giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, đạt được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện các nguồn lực bị giới hạn.

CHƯƠNG II.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng (Trang 33 - 35)