Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng (Trang 71)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY SƠN HÙNG.

6.Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Giá cả luôn được coi là công cụ đắc lực trong cạnh tranh. Để có một giá hợp lý trong cạnh tranh mà vẫn đảm bảo có lãi Công ty phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm cũng như xây dựng được các mức giá mềm dẻo đảm bảo có lãi tuỳ theo sự biến động của các yếu tố, nhất là nguyên vật liệu đầu vào, ứng với từng giai đoạn, từng khách hàng…Phù hợp với mục tiêu chiến lược của kinh doanh. Muốn làm được điều này Công ty phải:

- Thực hiện tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, điện nước…tiến hành thu hồi tận dụng các phế phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm chính để sản xuất sản phẩm phụ sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn nguyên liệu.

Phải có biện pháp theo dõi quản lý chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu, tránh hiện tượng hao hụt, mất cắp.

- Đối với các sản phẩm, công trình xây dựng công ty phải quản lý chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu, chống thất thoát và cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, một phần để lấy được uy tín nâng cao vị thế cạnh tranh, một phần sẽ thu hồi được chi phí bảo hành làm giảm đi chi phí bán hàng góp phần tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mặt khác, tỉ suất chi phí đặc biệt là tỉ suất chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là khá cao. Để quản lý tốt từng phòng ban, bộ phận cả quản lý hành chính lẫn sản xuất kinh doanh. Xây dựng các chỉ tieue khoán hợp lý nhất định Công ty không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn tăng được chất lượng công việc được giao.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng (Trang 71)