Bảng 3.6 cho thấy kết quả cấy bệnh phẩm dịch phế quản của chúng tôi gặp chủ
yếu trực khuẩn Gr(-). Trong số này Pseudomonas aeruginosa chiếm 35,6%, tiếp đến là Acinetobacter baumannii 23,35, Klebsiella pneumoniae 21,9%, E. coli 5,5%, các trực khuẩn Gr(-) khác ít gặp.
Cầu khuẩn Gr(+) chỉ gặp Staphylococcus trong đó chỉ gặp S. aureus 11%. So sánh kết quả với một số tác giả khác:
* Mai Xuân Hiên thấy rằng trong số trực khuẩn Gr(-) gây NKHH trong thở máy gặp nhiều nhất là Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella mà không thấy có
Acinetobacter [07].
* Trịnh Văn Đồng nghiên cứu trên 460 BN phải thở máy thấy tỷ lệ trực khuẩn Gr(-) chiếm đa số, trong đó P. aeruginosa là 33,13%, Acinetobacter 22,08%, K. pneumoniae 14,72%, E. coli 12,88%
Câu hỏi tại sao trong VAP thì VK gây ra chủ yếu lại là Gr(-), một số tác giả cho rằng đối với BN sau mổ thần kinh, hôn mê, rối loạn thở, việc hít phải một lượng dịch nhỏ dạ dày là khó tránh khỏi. Các VK Gr(-) xâm nhập vào miệng, hầu họng của BN rồi sau đó xâm nhập dần vào đường hô hấp [76].
4.2.3 Vi khuẩn sinh ESBL
Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ VK sinh ESBL trong nhóm trực khuẩn Gr(-) là 26,03%, trong đó K. pneumoniae 20,55% và E. coli là 5,48%.
So sánh với một số nghiên cứu trên thế giới:
* Theo chương trình Quốc gia giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, năm 2003 tại MỸ có 20,6% các chủng K. pneumoniae, 5,8% các chủng E. coli phân lập được ở
những đơn vị chăm sóc tích cực có ESBL [60].
* Nghiên cứu SMART năm 2003 trên toàn thế giới thấy rằng, ở Mỹ tỉ lệ ESBL
ở E. coli, K. pneumoniae và Enterobacter lần lượt là 3%, 7% và 16% còn ở châu Á - Thái Bình Dương, tỉ lệ đó lần lượt là 17%, 18% và 21%. Theo Parteson và c.s năm 2005 ở Thái Lan tỉ lệ trên là 34%. 28%, 33% cao hơn hẳn tỉ lệ chung của khu vực [77] [79].
* Tại Việt Nam, các chủng VK đường ruột có ESBL dao động lớn tùy theo từng khu vực, cao nhất là ở bệnh viện (BV) Chợ rẫy với 61% các chủng Klebsiella và 52,6% các chủng E. coli có ESBL [09] [17].
* Theo nghiên cứu năm 2005 tại BV TW QĐ 108 thì tỉ lệ phân lập các chủng K. pneumoniae có ESBL (+) là 33.04%, trong đó các chủng phân lập được từ máu có tỉ lệ
tiết ESBL cao nhất 71,4% [09].
Như vậy so với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ VK sinh ESBL ở BN VAP tương đương với tỷ lệ mà chương trình Quốc gia giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện của Mỹ thực hiện năm 2003. Nhưng có tỷ lệ thấp hơn so với các tác giả trong nước. Để
giải thích điều này chúng tôi cho rằng, do các tác giả đã nghiên cứu trên nhiều mặt bệnh như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiết niệu… chứ không riêng rẽ chỉ là VAP như nghiên cứu của chúng tôi.
Việc sản sinh ra ESBL cũng đồng nghĩa với việc VK kháng lại với KS rất mạnh
đặc biệt là KS nhóm beta-lactam từ thế hệ 1 đến thế hệ 3, loại kháng sinh mà người ta
đã kỳ vọng trong một thời gian dài là có khả năng diệt được các chủng VK Gr(-).
4.3 Mức độ kháng kháng sinh của VK 4.3.1 Kháng sinh đồ của K. pneumoniae