cho phù hợp với nhu cầu thực tế
Thứ nhất: bổ sung vào khái niệm quyền lợi có thể đợc bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con ngời để mở rộng hơn nữa phạm vi đối tợng tham gia trong thực tế. Quyền lợi này không chỉ dừng lại ở quyền, nghĩa vụ nuôi dỡng, cấp dỡng trong quan hệ hôn nhân huyết thống mà còn bao gồm cả quan hệ lao động. Theo đó nên bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 31 Luật KDBH đối tợng đợc bảo hiểm nữa đó là ngời lao động trong quan hệ trách nhiệm dân sự của ngời sử dụng lao động đối với ngời lao động.
Thứ hai: Đối với trờng hợp thông báo sai tuổi của ngời đợc bảo hiểm nhng tuổi đúng của ngời đợc bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể đợc bảo hiểm thì nên quy định hậu quả pháp lý cho phù hợp với bản chất huỷ bỏ hợp đồng và có thể hạn chế tối đa hành vi trục lợi của khách hàng.
Thứ ba: Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng thì chỉ cần xác định rõ là hành vi lừa dối để quy định hậu quả pháp lý cho hành vi này là HĐBH vô hiệu theo điểm d khoản 1 Điều 22. Có nh vậy mới thống nhất đợc trong việc áp dụng luật.
Thứ t: Nên sử dụng các ngôn từ trong điều khoản hợp đồng bảo hiểm cho phù hợp để đảm bảo dễ hiểu mà ngời dân có thể dễ dàng tiếp cận hơn.
Thứ năm: Trong việc quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nên bổ sung thêm trờng hợp ngời đợc bảo hiểm hoặc ngời thụ hởng vi phạm pháp luật do cố ý. Theo đó nên bổ sung vào khoản 3 Điều 16 Luật KDBH là: không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trờng hợp:
a) Bên mua bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm hoặc ngời thụ hởng vi phạm pháp luật do lỗi cố ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.