dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống vậy mà khi xem xét việc cấp dỡng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình lại đợc thực hiện khi họ không còn tồn tại quan hệ hôn nhân. Theo điều 60 luật Hôn nhân và gia đình: “khi ly hôn, nếu bên khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dỡng theo khả năng của mình”. Vì thế khi phát sinh quan hệ cấp dỡng cũng đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân đã chấm dứt và vì thế quyền lợi có thể đợc bảo hiểm không còn nên quy định của Luật KDBH trong trờng hợp này cũng không hợp lý. Quy định này chỉ đúng khi đó là mối quan hệ cấp dỡng giữa ông bà và cháu hoặc giữa anh, chị, em trong gia đình
Ngày nay khi hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp thờng sử dụng nhiều lao động để thực hiện mục đích phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Để đảm bảo mục đích này và để đảm bảo cho cuộc sống của ngời lao động khi không may rủi ro xảy ra các chủ sử dụng lao động thờng mua bảo hiểm cho ngời lao động (thờng là bảo hiểm tai nạn lao động). Trờng hợp này không thuộc trờng hợp mà luật đã quy định về quyền lợi có thể đợc bảo hiểm nhng thực tế diễn ra rất nhiều. Quyền lợi có thể đợc bảo hiểm ở đây sẽ là những tổn thất xảy ra đối với bên mua bảo hiểm chính là các chủ sử dụng lao động. Giữa họ không hề tồn tại quan hệ hôn nhân hay huyết thống. Vậy trong trờng hợp này giải quyết nh thế nào? Trong khi các chủ thể đợc phép thoả thuận những vấn đề mà pháp luật không cấm mà Luật KDBH không có quy định cấm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động
3.2.2. Về hành vi thông báo sai tuổi của bên mua bảo hiểm đối với ngời đợc bảo hiểm đợc bảo hiểm
Theo khoản 2 Điều 34 Luật KDBH: “trong trờng hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của ngời đợc bảo hiểm nhng tuổi đúng của ngời đợc bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể đợc bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý liên quan. Trong trờng hợp hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm”.
Các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm là các điều khoản mẫu nên các điều khoản này do một bên đa ra (là doanh nghiệp bảo hiểm) theo đó bên mua bảo hiểm xem xét quyết định có tham gia hay không. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của hai bên điểm b khoản 2 Điều 18 Luật KDBH quy định “bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Hơn thế nữa một nguyên tắc khi giao kết hợp đồng là “trung thực tuyệt đối” nên đòi hỏi thông tin từ bên mua bảo hiểm phải chính xác và bên bảo hiểm hoàn toàn tin tởng vào thông tin đó.
Theo khoản 2 Điều 34 Luật KDBH nếu bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của ngời đợc bảo hiểm mà tuổi đúng của ngời đợc bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể đợc bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí sau khi trừ các chi phí liên quan nếu hợp đồng có hiệu lực dới hai năm. Nếu hợp đồng có hiệu lực trên hai năm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng.
Xem xét hành vi huỷ bỏ hợp đồng theo Điều 425 Bộ luật dân sự 2005 thì hậu quả là :
1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thờng thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại thì phải bồi thờng.
3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực tại thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả đợc bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
4. Bên có lỗi trong việc gây thiệt hại thì phải bồi thờng.
Bộ luật dân sự là luật gốc nên các quy định của luật chuyên ngành phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Bộ luật này. Nếu quy định của luật chuyên ngành và bộ luật dân sự cùng điều chỉnh một vấn đề thì u tiên áp dụng luật chuyên ngành. Khoản 1 Điều 2 Luật KDBH quy định: “tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Vậy trong tr- ờng hợp huỷ bỏ hợp đồng này sẽ áp dụng quy định của Luật KDBH. Trở lại với quy định của khoản 2 Điều 34 Luật KDBH với mục đích quy định là đảm bảo quyền lợi cho khách hàng (khi đợc nhận giá trị hoàn lại) nhng thực tế quy định nh vậy tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện hành vi thông báo sai tuổi của ngời đ- ợc bảo hiểm để giao kết hợp đồng vì hậu quả pháp lý của hành vi này là khách hàng vẫn đợc nhận một số tiền sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan hoặc nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng.