Nguyên nhân về tổ chức

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 50 - 52)

Thứ nhất,đội ngũ những người THTT thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

Theo một số liệu thống kê gần đây, có 45,2% tổng số ĐTV, cán bộ điều tra có trình độ trung học nghiệp vụ (chủ yếu ở các tỉnh phía nam, các tỉnh miền núi và cấp huyện); có 38,9% cán bộ điều tra, ĐTV cấp huyện có độ tuổi trên 40 và có xu hướng tăng, số cán bộ này không trong độ tuổi để đào tạo đại học (2).

Theo báo cáo của Cục Chính trị Tổng cục Cảnh sát nhân dân thì ở những quận huyện thuộc các thành phố lớn, một ĐTV phải thụ lý trung bình 10 vụ/tháng, cá biệt có nơi lên đến 20 đến 30 vụ/tháng như ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh (Thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy, bình quân mỗi ĐTV có chưa tới 3 ngày để giải quyết 1 vụ, thậm chí có nơi 1 ngày 1 vụ(3).

Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao cũng cho biết hiện nay toàn ngành toà án đang thiếu hơn 900 Thẩm phán, số Thẩm phán đương nhiệm cũng chưa đáp ứng được về chất lượng và yêu cầu công việc(4).

Chính đội ngũ những người THTT vừa thiếu vừa yếu như vây đã làm cho chất lượng giải quyết các vụ án không cao, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được đảm bảo.

Thứ hai, đội ngũ luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp.

Tính đến ngày 25/03/2006, tổng số luật sư nước ta là 3.918 luật sư và luật sư tập sự, trong đó có 2.035 luật sư có chứng chỉ hành nghề luật sư (chiếm 51,94%) và 1.883 luật sư tập sự (chiếm 48,06%). Như vậy có thể nói so với trước khi thi hành Pháp lệnh Luật sư 2001, đội ngũ luật sư nước ta đã tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên, số lượng luật sư phát triển không cân đối giữa các khu vực, ở các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội (chiếm 26,11% luật sư cả nước), Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 31,24%) trong khi ở một số nơi không có luật sư để thành lập Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật như Điện Biên, Lai Châu(1).

(1)Nguyễn Hà Thanh, Vai trò hạn chế của luật sư trong giai đoạn Điều tra vụ án hình sự-nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí TAND Số 3/2007, tr. 2

(2)Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Báo cáo sơ kết một năm thực hiện Pháp lệnh Điều tra hình sự trong lực lượng cảnh sát nhân dân, H. 2006, tr. 5.

(3)Tổng cục cảnh sát nhân dân, Cục chính trị, Báo cáo tổng kết

(4)http://hanoitv.org.vn/tintuc/vn/detail.asp?CatID=27&NewsID=16308/

(1)(2) Vụ bổ trợ tư pháp, Nội dung cơ bản của dự án Luật về luật sư so sánh với pháp luật của một số nước, Nxb. Tư pháp, H.2006, tr. 11, 12, 13.

Số lượng luật sư hiện có so với số dân cả nước còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta là 1/21.215 người dân trong khi đó ở Thái Lan là 1/1.526, ở Singapore là 1/1.000, ở Mỹ là 1/250. Số lượng luật sư không đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của nhân dân ngay cả việc thực hiện bào chữa trong các vụ án bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa(2).

Theo số liệu thống kê tháng 5/2005 thì có 1.726 luật sư có dưới 5 năm kinh nghiệm hành nghề (chiếm 50,4%), và phần lớn các luật sư đã được cấp chứng chỉ hành nghề chưa qua đào tạo một cách cơ bản về kỹ năng hành nghề (do pháp luật trước đây không quy định việc đào tạo nghề luật sư đối với những người muốn hành nghề luật sư); Tính chuyên môn hoá của luật sư nước ta cũng chưa cao, ở nước ta đa số các luật sư hành nghề trong tất cả các lĩnh vực như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác(3). Chính những điều này đã làm cho chất lượng luật sư ở nước ta không cao.

Thứ ba, về tổ chức của hệ thống các cơ quan THTT

VKS hiện nay có hai chức năng: chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Chức năng thực hành quyền công tố Nhà nước là thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo, chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp là để bảo đảm quyền công dân (tuy nhiên, VKS không trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho công dân mà chỉ thực hiện gián tiếp thông qua kiểm sát các hoạt động tố tụng). Về mặt tư duy có thể phân chia ra thành hai chức năng như trên nhưng khi đã giao cho KSV cả hai chức năng và cùng được thực thi song song với nhau thì khó có thể tách biệt được chúng. Việc thực hiện cùng lúc cả hai chức năng này đối với VKS hiện nay là rất hạn chế. Để rõ hơn về vấn đề này xin trích dẫn lời của một chuyên gia pháp luật: “Vai trò của VKS còn rất hạn chế, còn hình thức, chưa bảo đảm được mức độ hiệu quả cần thiết. Đây là một thực tế.Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Tôi lấy ví dụ, người ta chú ý nhiều đến việc trừng trị kẻ phạm tội. Nhưng để chấp hành các thủ tục về bắt giam, nếu có sai sót chút ít , thì người ta vẫn chưa đặt vấn đề lớn đối với chuyện đó. Thành ra những sai sót nhỏ, những cái sai về thủ tục, người ta chưa đặt vấn đề đầy đủ để đảm bảo tránh sai sót. Người ta chỉ chú ý xác nhận cho đúng kẻ phạm pháp. Chính tư tưởng như vậy, tôi nghĩ rằng nếu CQĐT có sai thì VKS cũng không nghiêm khắc với những vấn đề đó, không chú ý đến những vấn đề đó”(1).

Và lâu nay cũng chính do không xác định rõ ranh giới giữa hai chức năng này,

(3)Vụ bổ trợ tư pháp, sđd, tr.16, 17.

thực hành quyền công tố đan xen cả kiểm sát tư pháp nên trong phiên toà, vị thế của KSV dường như cao hơn hẳn luật sư và những người tham gia tố tụng khác gây ảnh hưởng đến việc tranh luận dân chủ tại toà.

Cũng phải nói thêm rằng, mô hình phiên toà nước ta vẫn chưa được đổi mới nhiều theo cải cách tư pháp, HĐXX có nhiệm vụ tìm kiếm sự thật, tìm kiếm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, sau cùng kết luận phán xử chứ chưa đóng vai trò là những người trọng tài phân xử khách quan, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tranh tụng tại phiên toà.

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w