Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 39 - 40)

GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO

ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO

3.1. Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị cáo

3.1.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

3.1.1.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Quyền tự bào chữa là một nội dung quan trọng trong quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và vì nhiều lý do khác nhau mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thường tự bào chữa cho mình. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 90% số vụ án bị can, bị cáo tự bào chữa cho mình mà không nhờ người bào chữa.(1)Bà Tạ Thị Minh Lý, Cục trưởng cục trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp cũng cho biết “Chỉ có 30% số vụ án (Hình sự và Dân sự) trong cả nước có luật sư tham gia (2).

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành TAND thì: Năm 2006, các TAND và Toà án Quân sự các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 74.455 vụ án hình sự với 122.225 bị cáo. Trong đó các Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết 60.703 vụ với 100.415 bị cáo, các Toà án cấp phúc thẩm đã giải quyết 13.511 vụ với 21.483 bị cáo. Các hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm đã giải quyết 241 vụ.

Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các vụ án hình sự bị huỷ là 0,6%, sửa là 4,1%. So với năm 2005, tỷ lệ bản án, quyết định bị huỷ giảm 0,1%, sửa giảm 0,1% (trong đó, tỷ lệ bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm huỷ để giải quyết lại chiếm 0,68%, sửa chiếm 5%; tỷ lệ bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 0,33%. Các Toà án đã áp dụng hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 24.771 bị cáo (chiếm 28%)

Trong báo cáo trên cũng cho biết: “Trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án, các Toà án đã đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và

1 (1)Hoàng Thị Sơn, Thực trạng thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Tạp chí Luật học, Số 4/2002.

nghĩa vụ của họ. Các phán quyết của Toà án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà và trên cơ sở xem xét một cách khách quan, toàn diện các chứng cứ của vụ án nên đã đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. So với các năm trước, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị oan đã giảm nhiều. Trong năm 2006 không có trường hợp nào Toà án kết án oan người không có tội và phải bồi thường theo Nghị quyết số 388 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội(1).

Như vậy, báo cáo trên đã gián tiếp cho chúng ta thấy rằng quyền bào chữa trong đó có quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã phần nào được bảo đảm. Tuy nhiên, tỷ lệ các bản án bị huỷ và bị sửa vẫn còn khá cao. Điều này một phần là do sự tham gia của người bào chữa trong các vụ án hình sự còn quá ít. Nếu người bào chữa tham gia nhiều hơn vào các vụ án thì tỷ lệ các bản án bị sửa và bị huỷ chắc chắn sẽ không còn cao như vậy.

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w