Những hạn chế, vướng mắc từ phía cơ quan THTT

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 42 - 46)

Thứ nhất, trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã được Bộ luật TTHS 2003 ghi nhận rất rõ ràng, Bộ luật cũng quy định các cơ quan THTT có nghĩa vụ giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo biết quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan THTT vẫn vi phạm quyền này của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nhiều trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không biết mình có quyền bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa cho mình, nhất là đối với các bị can phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng bị cách ly, không được gặp người thân, không được tiếp xúc với văn bản pháp luật nếu không được giải thích về quyền và nghĩa vụ thì việc biết có thể mời người bào chữa và việc có người bào chữa là vô cùng khó khăn.

Thứ hai, tình trạng mớm cung, bức cung.

Lời khai là một loại nguồn chứng cứ quan trọng, nó giúp cơ quan THTT xác định đúng sự thật khách quan của vụ án đồng thời nó cũng là phương tiện giúp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể chứng minh sự vô tội hoặc gỡ tội cho mình. Lời khai của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ trở thành một loại nguồn chứng cứ khi đảm bảo được tính khách quan và tính hợp pháp, nó phải thể hiện ý chí đích thực của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bức cung, mớm cung dưới mọi hình thức đều gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp của lời khai, vi phạm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và đều bị pháp luật nghiêm cấm. Thế nhưng, tình trạng mớm cung, bức cung vẫn xảy ra ở cả giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Ở giai đoạn điều tra, mớm cung và bức cung khá phổ biến, có trường hợp để có được lời khai như ý mình ĐTV đã dùng nhục hình với bị can (như trường hợp của Hoàng Linh đã dẫn ở trang 23 của khóa luận này) dẫn đến tình trạng tại phiên toà các bị cáo đồng loạt phản cung, không công nhận lời khai của mình tại CQĐT (như vụ án Vườn Điều khi đưa ra xét xử các bị cáo đều đồng loạt phản cung). Giai đoạn xét xử, ở một số Toà án, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân vẫn sử dụng các câu hỏi mang tính chất mớm cung như các câu hỏi có đuôi “phải không”, các câu hỏi có liên từ “hay là”…Có trường hợp các thành viên của HĐXX và KSV còn quát nạt bị cáo trước toà.

Phiên toà ngày 29/03/2007 tại TAND quận Liên Chiểu Thành phố Đà Nẵng xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Châu về tội cố ý gây thương tích, bị cáo Châu đã nhiều lần kêu oan vì kết luận khác nhau giữa bản kết luận điều tra của CQĐT và bản cáo trạng của VKS. Trong khi xét hỏi, KSV Đinh Thanh Dũng đã nhiều lần lớn tiếng, dùng những lời lẽ uy hiếp bị cáo Châu. Rồi khi đến cao trào, vị KSV này đùng đùng đứng dậy chỉ tay vào mặt bị cáo thì bị cáo đã rút từ trong túi quần chai thuốc sâu hiệu Dibamerin uống cạn. Phiên toà tạm hoãn và bị cáo Châu phải nhập viện. Rất may, bị cáo đã không nguy hiểm đến tính mạng và hiện nay đã dần hồi phục.(1)

Thứ ba, thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa.

Gần đây, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội đã gửi kiến nghị lên đồng chí Trương Vĩnh Trọng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng kiêm trưởng ban nội chính Trung ương về việc các thành viên của đoàn bị cơ quan THTT gây khó khăn, cản trở khi tham gia hoạt động bào chữa trong các vụ án hình sự, một trong những vấn đề mà đoàn đề cập đến là khó khăn trong việc được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Pháp luật quy định, ngay từ giai đoạn điều tra, người bào chữa được

phép tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong thời hạn 3 ngày từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo các giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, CQĐT, VKS, Toà án phải xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa (trong trường hợp bị tạm giữ thời hạn này là 24 giờ). Nhưng theo ông Phạm Hồng Hải, chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội thì “hiếm có luật sư nào được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn 3 ngày”. Nhiều lý do được CQĐT đưa ra nhưng thường gặp nhất là bị can từ chối luật sư. Ông Hải cho biết: “Đơn cử tại vụ án Lương Quốc Dũng, ngày thứ bảy vợ ông ta tới mời tôi. Ngay trong ngày thứ hai khi tới làm thủ tục tôi nhận được câu trả lời là nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao này không có ý định mời luật sư. CQĐT cho biết, việc mời luật sư đã được thông báo với ông Dũng vào sáng thứ bảy. Trong khi đó, buổi chiều vợ ông ta mới tới văn phòng của tôi. Đến nay, vụ án đã khép lại nhưng tôi vẫn chưa thể hiểu được việc này. Hay có người, một ngày trước khi bị bắt đến tìm tôi mời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh ta. Nhưng khi tôi đến làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa thì được CQĐT thông báo là anh ta từ chối có luật sư”(1). Có trường hợp bị can bị tạm giam, thân nhân mời luật sư nhưng khi luật sư cầm giấy giới thiệu đến thì CQĐT nói “Ông có được chính bị can mời đâu mà đòi gặp bị can?”(2).

Thứ tư, trong việc tiếp xúc giữa người bào chữa và bị can, bị cáo bị tạm giam.

Xin được giấy chứng nhận bào chữa đã khó nhưng trong trường hợp nhận được giấy chứng nhận bào chữa thì việc tiếp cận thân chủ cũng chưa hẳn sẽ thuận buồm xuôi gió. "Có những vụ án dù đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng luật sư vẫn không được vào trại tạm giam để gặp bị can vì người THTT (đặc biệt là ĐTV) luôn tìm mọi lý do để né tránh không đi cùng. Mà trong thời gian điều tra, nếu không có ĐTV đi cùng, Ban giám thị trại tạm giam không cho phép luật sư vào gặp”, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội trình bày với Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.(3) Hay như luật sư Nguyễn Đức Chi – Đoàn luật sư Hà Nội, sau 1 năm chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư vào gặp thân chủ nhưng lại bị yêu cầu phải nộp trước các câu hỏi(4). Khi người bào chữa tiếp xúc với bị can, bị cáo bị tạm giam thời gian gặp rất hạn chế là 1 tiếng đồng hồ mỗi lần gặp, nhiều trường hợp ĐTV, cán bộ trại giam lại có mặtcùng ở đó làm cho việc tác nghiệp, trao đổi giữa người bào chữa và bị can, bị cáo rất khó khăn.

(1)http://vnexpress.net/ Vietnam/Phap-luat/2006/08/3B9ECFBB/

(2)http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2001/10/3B9B5227/

(3)http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/08/3B9ECDE4/

Thứ năm, trong việc tạo điều kiện để người bào chữa có mặt trong các cuộc hỏi cung bị can.

Khi hỏi cung, các CQĐT thường hẹn tới hẹn lui khiến luật sư không thể theo được. Theo lời một trưởng phòng Cảnh sát điều tra thì khi hỏi cung, chỉ luật sư tin cậy mới được chấp nhận tham dự vì ngại bị tiết lộ bí mật vụ án. Luật sư Đào Ngọc cho biết: “Có lần, tôi làm thủ tục đi cùng một ĐTV vào trại tạm giam, có mặt tại buổi lấy lời khai thân chủ của mình. Anh ta hẹn tôi 8h sáng có mặt tại cửa phòng làm việc. 7h30 tôi đã tới, nhưng tìm khắp nơi không thấy ĐTV này. Vào đến trại, tôi mới phát hiện ĐTV đó đã tiến hành lấy lời khai bị can”(1).

Thứ sáu, trong việc tạo điều kiện cho người bào chữa tiếp xúc với tài liệu của vụ án.

Hồ sơ, tài liệu của vụ án là một trong những nguồn quan trọng nhất giúp người bào chữa có thể thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị can, bị cáo. Pháp luật quy định cho người bào chữa có quyền đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa. Nhưng trên thực tế quyền này của người bào chữa vẫn

chưa được các cơ quan THTT bảo đảm thực hiện tốt. Luật sư Nguyễn Hoàng Hải, tham

gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Mai Văn Dâu kể, sau nhiều thời gian chờ để có được luôn tìm mọi lý do để né tránh không đi, nhưng khi tới VKS đề nghị được tiếp cận hồ sơ, ông đã bị từ chối với lý do "KSV đang đọc”...Có trường hợp, luật sư không được tiếp cận tài liệu của vụ án vì cơ quan THTT đưa ra lý do “không có văn bản nào quy định giao hồ sơ cho luật sư mà chỉ cho đọc và ghi chép”(2).

Thứ bảy, đối với các trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại

khoản 2, Điều 57 Bộ luật TTHS.

Quy định tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật TTHS là một quy định mang tính chất nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền có người bào chữa cho những bị can, bị cáo thuộc loại đặc biệt. Tuy nhiên, trong thực tế các cơ quan THTT thường không chủ động yêu cầu Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ mà bỏ mặc cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời người bào chữa. Chỉ đến khi Toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa, lúc này, vì luật định, Toà án mới yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định luật sư cho họ. Trong trường hợp này, quyền có người bào chữa của bị can theo quy định của khoản 2 Điều 57 sẽ không còn được thực hiện trên thực tế bởi lúc này tư cách pháp lý của họ đã thay đổi từ bị can sang bị cáo.

(1)http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/08/3B9ECDE4/

Thứ tám, trong việc đảm bảo tranh tụng.

Theo một kết quả nghiên cứu, thời lượng dành cho giai đoạn tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm thường chỉ chiếm không quá 10% thời gian xét xử của toàn bộ phiên toà(1). Nhiều quan điểm pháp lý bảo vệ quyền và lợi hợp pháp cho bị cáo của người bào chữa không đựợc ghi nhận trong bản án hoặc bị bác bỏ mà không đưa ra các cơ sở pháp lý vững chắc. Sau một thời gian tranh luận nảy lửa tại phiên toà, người bào chữa thường vẫn nhận được một câu mang tính chất truyền thống của KSV “Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội của VKS”.

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 42 - 46)