Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa và quyền có người bào chữa trong các trường hợp do pháp luật quy

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 40 - 42)

bào chữa và quyền có người bào chữa trong các trường hợp do pháp luật quy định của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Tuy tỷ lệ các vụ án hình sự có người bào chữa tham gia còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10% nhưng những năm gần đây, người bào chữa đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào hoạt động TTHS và sự tham gia của người bào chữa đã góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 49/62 Đoàn luật sư, trong 4 năm (từ khi Pháp lệnh luật sư có hiệu lực thi hành đến hết tháng 05/2005) các luật sư đã tham gia tố tụng 28.270 vụ án hình sự. Trong việc tham gia TTHS, tỷ lệ số việc bào chữa do công dân mời đang có chiều hướng tăng so với việc bào chữa do các cơ quan THTT chỉ định theo quy định của pháp luật (có 16.357/28.270 vụ việc luật sư bào chữa theo hợp đồng với khách hàng)(2).

Việc người bào chữa tham gia tranh tụng đã giúp cho hoạt động THTT đảm bảo tính dân chủ hơn và tình trạng oan sai từng bước được khắc phục. Nhờ sự tham gia bào chữa của luật sư, nhiều người đã được minh oan, trong đó phải kể đến ông Nguyễn An Trung (Việt Kiều Nhật Bản) được tuyên không phạm tội trong vụ án 118 ô tô tay lái nghịch xảy ra tại Công ty liên doanh Sài Gòn ô tô; các bị cáo được tuyên không phạm tội và trả tự do sau phiên phúc thẩm như Trịnh Ngọc Tương (Long An) sau mức án 5 năm tù, Bùi Văn Mãnh (Tiền Giang) sau mức án 18 năm tù (ông Mãnh

(1)TAND Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2007 của ngành TAND, H. 2007

là người đầu tiên khởi kiện đòi bồi thường oan sai và mới được chính thức xin lỗi công khai vào ngày 25/02/2005); được tuyên không phạm tội sau phiên toà giám đốc thẩm của Toà hình sự TAND tối cao như Vũ Hùng Lượng (Khánh Hoà) sau bản án hai cấp tuyên phạt 10 năm tù... (1) Trong nhiều phiên toà, HĐXX đã chấp nhận quan điểm bào chữa của người bào chữa, nhiều bị cáo được giảm khung hình phạt, nhiều bị cáo được Toà án tuyên hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo...

Thực tế cho thấy, người bào chữa tham gia tố tụng hình sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chủ yếu là luật sư, những người bào chữa khác là bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chiếm số lượng rất ít. Và do thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kỹ năng hành nghề nên chất lượng bào chữa trong các vụ án có người bào chữa là bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thường không cao.

Thời gian vừa qua, các cơ quan THTT đã đảm bảo chỉ định người bào chữa cho bị cáo trong những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa.

Theo số liệu thu thập được từ các Toà án cho thấy người bào chữa chủ yếu tham gia tại các TAND cấp tỉnh, các Toà án cấp huyện rất ít vụ án có người bào chữa, nếu có thì cũng chỉ là các trường hợp bào chữa do chỉ định.

Theo số liệu của TAND tỉnh Nam Định:

Năm Số án HSST đã xét xử Số vụ án có NBC tham gia Tỷ lệ %

2004 242 47 19,4

2005 264 60 22,8

2006 164 42 25,6

(Nguồn: Toà Hình sự TAND tỉnh Nam Định) Số liệu của TAND tỉnh Bắc Giang.

Năm Số án HSST đã xét xử Số vụ án có NBC tham gia Tỷ lệ %

2005 174 34 19,5

2006 198 39 19,7

(Nguồn: Toà Hình sự TAND tỉnh Bắc Giang)

Theo số liệu của TAND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (TAND này đã được tăng thẩm quyền xét xử) thì từ năm 2004 đến năm 2006 Toà án đã giải quyết được tất cả 55 vụ án hình sự nhưng chỉ có 2 vụ án có người bào chữa tham gia thuộc trường hợp

bào chữa do chỉ định.(Nguồn: TAND huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương).

Theo số liệu của TAND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá (TAND này chưa được tăng thẩm quyền xét xử) thì trong 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006 Toà án đã giải

(1) Phan Trung Hoài, Hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H. 2006, tr. 141, 142.

quyết tất cả 65 vụ án hình sự nhưng trong đó không có vụ án nào có sự tham gia của người bào chữa. (Nguồn: TAND huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hoá)

Tại các Thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng người bào chữa tham gia trong các vụ án hình sự khá cao. Theo số liệu từ Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội thì: từ tháng 10/2002 đến tháng 11/2004, theo số liệu thống kê, báo cáo chưa đầy đủ của các Văn phòng luật sư gửi về Đoàn luật sư, luật sư Hà Nội đã tham gia tố tụng hình sự 2.898 vụ theo yêu cầu của bị cáo hoặc gia đình họ và bào chữa theo chỉ định của Toà án các cấp là 509 vụ(1).

Tuy pháp luật đã quy định người bị tạm giữ có quyền nhờ người khác bào chữa nhưng trên thực tế do nhiều nguyên nhân, rất hiếm gặp trường hợp người bị tạm giữ có người bào chữa. Như theo số liệu của VKS nhân dân tỉnh Nam Định, trong 4 năm 2003, 2004, 2005, 2006 CQĐT Công an tỉnh Nam Định đã tạm giữ 495 người, CQĐT Công an các huyện đã tạm giữ 2286 người nhưng trong đó không có trường hợp người bị tạm giữ nào có người bào chữa.( Nguồn: VKS nhân dân tỉnh Nam Định).

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 40 - 42)