Nguyên nhân thuộc về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 49 - 50)

Thứ nhất, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thiếu những hiểu biết về pháp luật

nói chung và pháp luật TTHS nói riêng.

Khi tiến hành khảo sát trình độ học vấn của người phạm tội ở một số tội, kết quả thu được cho thấy, số người phạm tội không biết chữ còn chiếm tỷ lệ khá cao. Ví dụ, khảo sát 205 bị cáo phạm tội giết người, kết quả là số bị cáo không biết chữ chiếm tỷ lệ 17,56%, trong khi số bị cáo có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 0,98%(1). Trình độ học vấn thấp, thiếu những kênh thông tin cần thiết về pháp luật nhất là pháp luật TTHS phần lớn người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã không thể thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả quyền bào chữa của mình.

Thứ hai, những người THTT vẫn chưa quen với việc có mặt của người bào

chữa, chưa có ý thức trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đồng thời người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng chưa có ý thức tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa bào chữa cho mình. Điều này là do trong một thời gian dài

(1)Đỗ Đức Hồng Hà, Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 6/2004, tr. 72

hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta tuân theo một ý thức hệ cũ, “di sản lịch sử tư pháp để lại là một hệ thống TTHS chú ý nhiều đến việc trừng trị kẻ phạm tội, hướng tới việc giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vụ án hình sự mà vô hình chung đã quên đi việc đảm bảo tính công bằng để bảo vệ quyền lợi của công dân bị tình nghi phạm tội”(1).

Một phần của tài liệu nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Trang 49 - 50)