Đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa pdf (Trang 103 - 105)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.2.1. Đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn

Như trên ta đã biết, nhân vật Chèo được xây dựng qua các trò diễn, lối tự sự kể chuyện tạo nên phong cách riêng cho Chèo, cũng do đó phong cách biểu diễn là do làm trò, người diễn viên không tái hiện hiện thực, không hóa thân vào nhân vật mà chỉ mượn cớ để trình bày trò diễn. Nghệ thuật biểu diễn bị chi phối bởi phong cách Chèo. Trước hết, phải nói đến tính chất tự sự, kể chuyện, một đặc trưng của Chèo. Lối kể chuyện tạo nên phong cách riêng cho Chèo. Cũng do đó nhân vật Chèo được trình bày theo lối trò diễn, phong cách biểu diễn là do làm trò, người diễn viên không tái hiện hiện thực, không hóa thân vào nhân vật mà chỉ mượn nó làm cớ để trình bày trò diễn.

Để tạo nên những trò diễn ngoạn mục ấy phải kể đến vai trò số một của người nghệ sĩ. Khi bàn đến vấn đề này, PGS.TS Trần Trí Trắc nhấn mạnh:

Nghệ thuật biểu diễn đã giúp cho khán giả nhận thức được đầy đủ nhất, toàn diện nhất, đúng đắn nhất về cái thẩm mỹ trong đời sống hàng ngày của mình và tìm thấy hứng thú trong cái thẩm mỹ nghệ thuật qua cái đã biết lại được biết nhiều hơn, cái đã hiểu lại được hiểu sâu hơn, cái đã nghĩ lại được nghĩ đúng hơn... [45. tr. 197].

Người diễn viên Chèo làm cho nhân vật sống không phải bằng cách hòa nhập vào nhân vật mà bằng cách nắm vững tính cách, số phận của nhân vật rồi điều hòa tâm hồn của mình theo "tần số" của tâm hồn nhân vật. Bằng cách hiểu nhân vật, người diễn viên phải tìm cho mình một chìa khóa qua việc sử dụng các yếu tố hỗ trợ như âm nhạc,

táo của người diễn viên và nhân vật càng sâu sắc bao nhiêu thì nhân vật họ thể hiện càng có sức sống. Đó cũng chính là một trong những bí quyết sáng tạo hình tượng.

Nếu như diễn viên kịch trong đa số các trường hợp phải hóa thân vào vai diễn ngay từ trong cánh gà thì diễn viên Chèo có thể xử lý nhập vai và thoát vai một cách biện chứng. Trong những đoạn tự sự có tính chất dẫn truyện hay giới thiệu nhân vật thì chủ yếu là thoát vai; trong những đoạn kịch tính cao (hoặc đối thoại hoặc độc thoại) thì chủ yếu là nhập vai; ở những đoạn này thường tập trung những làn điệu hay nhất, những khuôn múa đẹp nhất, chẳng những có khả năng lôi cuốn diễn viên mà thậm chí còn lôi cuốn cả khán giả.

Nghệ thuật sắm vai đòi hỏi người nghệ sĩ phải tinh thông những thủ pháp của nghệ thuật biểu diễn Chèo như: hát, sử dụng các kỹ thuật (cách cầm quạt, các động tác chân- những trình thức vốn có của từng loại vai) người diễn viên là người mô tả nhân vật phải căn cứ vào hoàn cảnh, vai trò của câu chuyện kể, tính cách nhân vật. Người diễn viên không phải chỉ khoe giọng hát hay của mình mà phải làm sao cho giọng hát đó lột tả được đến tận cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả sự rung động của trái tim người nghệ sĩ và bằng cả quá trình khổ luyện để tìm ra được cách biểu hiện tốt nhất. Những kỹ thuật: gieo câu nhả chữ, ngừng lặng, luyến láy... đều là kết quả bởi sự xúc động tình cảm sâu sắc của người hát. Bằng hát và múa, người diễn viên phải lấy việc truyền đạt nội dung nhân vật làm mục đích cuối cùng. Diễn viên phải mô tả nhân vật sao cho"nét". Không bao giờ ở trạng thái nhập vai. Với tư cách là người kể chuyện, kể lại câu chuyện, kể về nhân vật của câu chuyện đó bằng các thủ pháp mô tả. Trong khi diễn kể nhân vật, người diễn viên phải luôn chú ý theo dõi xem cách kể (mô tả) của mình bằng những thủ pháp đó đã thật hay chưa và người xem có tán thưởng không. Luôn luôn tỉnh táo khi diễn để có thể chủ động sử dụng các thủ pháp mô tả nhân vật, không bao giờ quên cái tôi của người diễn (kể lại) để hòa vào cái tôi của nhân vật, dù có sự đồng cảm với tâm trạng của nhân vật. Cũng vì thế mọi cách diễn tả nội tâm của nhân vật phải được mô tả trên nét mặt bằng các kỹ xảo sao cho nội tâm ấy được phơi bày một cách rõ nét, không dấu giếm, hơn nữa còn phải làm cho nội tâm ấy phóng đại hơn...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa pdf (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)