thảo
Thị Phương là mẫu mực của một nàng dâu hiền thảo, của một người vợ thủy chung như nhất. Vốn là con quan thừa tướng, như nàng không có kiểu cách đài các, đã lấy Trương Viên, một nho sinh nghèo mà không chút tính toán hơn thiệt. Nàng đã sống rất vui vẻ và hạnh phúc trong gia cảnh nhà chồng. Đang đầm ấm trong cảnh "Chồng thì đọc sách làm văn, vợ vá may thêu dệt", thì nước nhà có loạn. Khi Trương Viên bị bắt lính.
Đến khi giặc tràn đến, nàng dâu hiếu thảo dắt mẹ chồng đi lánh nạn.
Trong lúc chạy loạn, lạc vào động Quỷ, Quỷ đòi ăn thịt nhưng nàng kêu xin, Quỷ động lòng tha chết cho về nuôi mẹ. Hai mẹ con lại lạc vào rừng, hổ đòi ăn thịt, họ giành nhau cái chết, hổ mềm lòng tha cho cả hai.
Mẹ bị ốm, đưa mẹ vào miếu nghỉ tạm, nàng chắp tay van vái cầu khẩn xin thần phù hộ cho mẹ chồng "tai qua nạn khỏi". Thần hiện lên đòi:
Khoét đôi mắt dâng lên cùng mỗ!
Oái oăm thay "thần" lại đòi "ăn mắt già" làm nàng phải thảm thiết kêu xin thần hãy lấy đôi mắt của mình.
Và cái cảnh trái ngược diễn ra "khi xưa con dắt mẹ, bây giờ mẹ lại dắt con".
Mười tám năm sau, hai mẹ con trở thành những người hát xẩm để một lòng đi tìm lại chồng. Vô tình lạc vào nhà quan Thái Tể, Thị Phương cất tiếng hát trần tình kể những nỗi gian nan cực khổ mà hai mẹ con đã phải gánh chịu.
Nghe hát, chàng Trương "chuyển động tâm thần" quỳ xuống nhận mẹ, nhận vợ. Không tin rằng mình còn có cơ hội tìm lại được chồng, Thị Phương khăng khăng đòi cho xem vật chứng. Khi Trương Viên đưa ngọc ra, nàng cầm lấy, rồi đem viên mình ra xem, bỗng bất thần, hai viên ngọc đã biến vào đôi mắt nàng bừng sáng.