Đặc sắc trong phục trang và hóa trang nhân vật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa pdf (Trang 97 - 103)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.1.3.Đặc sắc trong phục trang và hóa trang nhân vật

Điều quan trọng để con người tồn tại sau ăncác trang phục (nói một cách

nôm na là mặc). Nó giúp cho con người ứng phó được với môi trường tự nhiên (nóng,

lạnh, mưa, gió...). Người Việt xưa quan niệm về cái mặc rất thiết thực: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền, hoặc Cơm ba bát, áo ba manh, đối không xanh, rét không chết...

Nhưng mục đích của việc mặc (trang phục) thực ra không chỉ để ứng phó với

được trong mục đích trang điểm, làm đẹp của con người: Người đẹp về lụa/ Lúa tốt về phân; Chân tốt về hài, tai tốt về hoa...

Mỗi một dân tộc có một cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc. Tìm về với lịch sử, ta có thể thấy rõ mọi âm mưu "đồng hóa" của kẻ xâm lược thường thì đều bắt đầu bằng việc đồng hóa cách ăn mặc (từ thời nhà Hán cho đến các triều đại Tống, Minh, Thanh) đều kiên trì tìm đủ mọi biện pháp buộc dân ta ăn mặc theo kiểu phương Bắc, song chúng luôn thất bại.

Trở lại với văn hóa trang phục các nhân vật trên sân khấu Chèo, ta có thể thấy: về cơ bản, trang phục Chèo vẫn giống những bộ quần áo thường mặc hàng ngày của những người dân quê, những bộ quần áo mới mặc trong các dịp hội hè, lễ tết, tuy nhiên có tinh giản và làm đẹp hơn, những trang phục này được may bằng nhiều chất liệu khác nhau (lụa, nhiễu) để khi lên sân khấu,có ánh đèn chiếu vào thì màu sắc dương như được mỹ lệ hóa hơn, thông qua ngôn ngữ màu sắc đặc trưng của hội họa. Lối xử lý màu sắc trên trang phục của nhân vật theo kiểu tượng trưng cả ý đã được các tác giả dân gian Chèo đặc biệt chú ý. và điều đó đã đem đến cho người xem những cảm xúc thẩm mỹ.

Theo chủng loại và chức năng trang phục gồm có đồ mặc ở phía trên, đồ mặc ở phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đô trang sức. Đồ mặc phía trên của các nhân vật nữ là yếm (vốn là đồ mặc của phụ nữ Việt dùng để che ngực, cho nên nó trở thành biểu tượng của nữ tính). Yếm có nhiều màu phong phú: yếm nâu, yếm trắng, yếm hồng,

yếm đào, yếm thắm... Yếm của nhân vật mẹ thường là yếm nâu, các nhân vật nữ chín

yếm trắng hoặc yếm hồng... Riêng các nhân vật nữ lệch thì mặc yếm thắm (ví dụ: cái

yếm thắm gợi tình khao khát yêu đương của Thị Mầu). Đồ mặc của các nhân vật nữ còn phải kể đến tấm áo dài. áo tứ thân và áo năm thân. Ngoài ra còn hay mặc áo lối

mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo lồng vào nhau.

Đồ mặc phía trên của các nhân vật nam còn giản đơn hơn, thường là những chiếc áo sơ mi (loại nhân vật nghèo), tấm áo dài (những nhân vật thư sinh)...

Nếu như đồ mặc phía dưới của các nhân vật nữ thường là cái váy (váy có hai

loại: váy mớ là một mảnh vải quấn quanh thân, váy kín được khâu lại thành hình ống...) thì đồ mặc của các nhân vật nam là chiếc quần lá tọa.

Ngoài ra, các nhân vật còn được "trang bị" cả thắt lưng. Thắt lưng với mục đích ban đầu là giữ cho đồ mặc dưới khỏi tuột, rồi giữ áo dài cho gọn và tôn tạo cái

đẹp cơ thể của phụ nữ. Và trên đầu thường đội khăn (vấn tóc bằng một mảnh vải dài

cuộn lại để trên đầu, đuôi tóc để thòi ra một ít gọi là đuôi gà).

Người xưa rất chú ý đến việc sử dụng kiểu cách trang phục cũng như cách xử

lý màu sắc trên trang phục để phân biệt các vai chín, lệch đối với đào và chính,

ngang đối với kép. Nhân vật nữ chín thường mặc áo dài cặp sa mớ ba mớ bảy, những

nhân vật nữ lệch thường xuất hiện với tấm áo dài tứ thân màu sắc sặc sỡ. Phục trang của Thị Kính - nữ chín trong lớp Vu Quy và phục trang của Thị Mầu - nữ lệch trong lớp Thị Mầu lên chùa (vở Quan Âm Thị Kính): cả hai đều vấn khăn đuôi gà, mặc yếm, áo cánh, váy dài chấm gót, thắt lưng buộc ngang người, nhưng ở Thị Kính chiếc áo dài năm thân màu hồng được lồng dưới một lớp sa đen trông thật đằm thắm, kín đáo, nền nếp, còn Thị Mầu với tấm áo dài tứ thân mầu cánh sen rực rỡ (không lồng lớp sa đen), thả vạt.

Các nhân vật nữ lệch trang phục diêm dúa hơn nhân vật nữ chín, nhất là mầu sắc của trang phục thường rực rỡ để phù hợp với tính cách của loại nhân vật này. Nhân vật lệch thường có dáng đi uốn lượn theo làn sóng, mắt nhìn lúng liếng, đưa đẩy, tay cầm quạt giấy khi khép, khi mở rất linh hoạt theo từng động tác múa, hát. Phục trang tiêu biểu cho vai nữ lệch là phục trang của vai Thị Mầu.

Nhân vật Đào Huế (vở Chu Mãi Thần) không mặc trang phục áo dài tứ thân

quen thuộc của các vai nữ lệch mà mặc áo dài cài khuy màu tím Huế, quần lục trắng sai gót, chân dận hài, tóc búi khăn hồng thắt ngược từ gáy bao đầu buộc xếch trán, tay cầm quạt giấy khi khép, khi mở, giọng nói trại tiếng Huế. Họa sĩ NSƯT Dân Quốc trong công trình về mỹ thuật Chèo truyền thống đã tả về nhân vật Mụ:

… Ta thấy Mụ Sùng - một bà mẹ chồng phong kiến đanh ác với cặp áo năm tà lồng, tung lụa mỡ gà, ngoài phủ lụa tơ tằm vân bóng, màu bã trầu, thắt lưng sồi đen, trắng trên đầu đọi chiếc khăn vuông thắt gọn ghẽ. Bộ mặt dư thừa, ít ra nắng. Con mắt luôn đảo qua đảo lại soi mói, môi thâm ăn trầu cắn chỉ. Bên hông là bộ xà tích bao gồm: ống vôi, têm trầu, quyệt vôi, quả đào đựng thuốc lào, lược, trâm… mỗi lần di chuyển kêu leng keng. Chỉ qua trang phục, người xem cũng biết được bà Sùng thuộc loại giầu sang có của ăn của để. Đôi dép cong được uốn lượn với những bước đi chắc nịch của cái thân hình to béo, đài các, tuy tuổi già nhưng vẫn còn cố níu kéo cái "oai phong" điều binh khiển tướng theo kiểu "Tề gia - Trị quốc - bình thiên hạ" [38].

Trong các vở Chèo cổ, ta thấy kép chính có Thiện Sĩ (Quan Âm Thị Kính): Trương Viên (Trương Viên); Tống Trân (Tống Trân - Cúc Hoa); Kim Nham (Kim Nham); Kim Trọng (Kiều), v.v… Các nhân vật kép chính thường xuất hiện trên đầu đội khăn lượt màu đen, hoặc màu tím Tam Giang được vấn một cách cầu kỳ, kỹ lưỡng, mặc áo dài may bằng lụa tơ tằm màu vàng mỡ gà, bên ngoài lồng một lớp sa đen hoặc xanh lam; quần thường là loại quần ống sớ may bằng vải Chúc bâu, hoặc vải Cát bá màu vàng mỡ gà; chân đi guốc, hoặc hài; tay cầm quạt giấy màu tím, hoặc màu trắng có in chấm thủng hình hoa lá, chim phượng.

Giống như nhân vật kép chính, phục trang của nhân vật kép ngang cũng tương tự, nhưng về mầu sắc có đôi chỗ được xử lý khác để phù hợp với tính cách của nhân vật. Ví dụ phục trang cho nhân vật Trần Phương - cựu phú tỉnh Bắc, thuộc "phường trăng hoa" (Kim Nham): áo dài may bằng vải lụa tơ nằm nhưng không phải là màu vàng mỡ gà mà là màu đỏ, ngoài phủ sa đen. Chiếc quạt cầm trên tay Trần Phương là màu hồng hoặc màu xanh - phản ánh tính chất lẳng lơ của y khác với chiếc quạt tím - tiêu biểu cho tính cách chín chắn, nghiêm túc của Kim Nham.

Trai làng thường mặc áo năm thân; quần ống sớ; trên đầu thường thắt khăn đầu rìu ở chính giữa hoặc buộc lệch sang bên; chân đi đất hoặc guốc, hài. Gái làng trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu thường vấn khăn đuôi gà; bên trong mặc yếm đào, bên ngoài mặc áo cánh, ngoài cùng mặc áo dài cặp hoặc áo tứ thân các màu; váy đen dài quá gối hoặc chùm gót; thắt lưng nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào màu áo; chân đi đất hoặc dép lá đa; tay cầm quạt giấy.

Nhìn chung, phục trang nhân vật trên sân khấu Chèo cổ có nhiều nét gần gũi với phục trang đời thường, ít cách điệu, tuy nhiên nó đã được ước lệ, mĩ lệ hóa để phù hợp với vai diễn và sân khấu nên đã khiến cho các nhân vật đẹp đẽ một cách kín đáo, tế nhị. ở đây cần nhấn mạnh một điều là, mặc dù phục trang Chèo gần với phục trang đời thường, nhưng nó, phục trang ấy đã được nghệ thuật hóa, đúng hơn là văn hóa hóa. Cùng với phục trang, hoá trang cũng có vai trò rất quan trọng trong việc định dạng nên tính cách một số loại vai tiêu biểu: đào, kép, hề, lão, mụ.

Hóa trang

Điểm qua các nhân vật trong những vở Chèo, ta thấy phần lớn các nhân vật có hóa trang rất gần với thực tế ngoài đời, để tạo cảm giác gần gụi giữa các nhân vật trên chiếu Chèo với người xem xung quanh. Nếu như nhân vật của Tuồng thường được hóa trang theo các nan vẽ trên mặt mang hình của một con vật nào đó (nan vẽ con hổ, nan vẽ con chim, nan vẽ con ếch...) và dụa trên cấu tạo các cơ, xương mặt để xử lý các nan vẽ nhằm diễn tả tuổi tác, tính cách của nhân vật theo một mô hình ước lệ cao... thì nhân vật Chèo chỉ cần hóa trang theo cách thông thường như: đánh phấn, tô môi, kẻ lông mày, lông mi, đánh má hồng, vẽ râu, tạo nếp nhăn, vẫn tóc, đeo râu... theo đặc trưng của từng loại nhân vật.

Nữ chín thì lông mày ngang, đôi mắt tròn to luôn nhìn thẳng, gương mặt phúc hậu.

Đặc điểm hóa trang mang tính cách nhân vật rõ nhất là những vai phản diện, như những vai mụ (Tú Bà, Mụ Quán…), những vai mang tính chất hài (hề, phù thủy, thày bói) và một số vai lão.

Nghệ nhân hài Lý Mầm lại có cách riêng của mình thu hút khán giả vào các nhân vật hề do ông diễn, đó là cách hóa trang khuôn mặt rất độc đáo: ông dùng ngón tay trỏ miết vào đáy nồi rồi đặt in lên mặt tạo thành đôi lông mày trông rất ấn tượng. Trong vai Vợ quỷ (Trương Viên), nghệ nhân Đào Thị Na lại dùng phẩm điều để tạo nên "má hồng chôn niêu" trông vừa bi vừa hài".

Như vậy, phục trang và hóa trang nhân vật trong Chèo cổ ít ước lệ, cách điệu, tượng trưng, mà giữ ở dạng tôn vinh những nét đẹp dân gian, dân dã gần với thực tế cuộc sống ngoài đời. Các nhân vật trong Chèo cổ ăn mặc giống như những người dân ở làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ trong những ngày lễ hội, tết nhất dưới thời phong kiến. Đó là những bộ quần áo sang trọng nhưng dân dã, chính điều này đã làm cho nghệ thuật Chèo được người dân yêu quý, bởi bọ thấy hình ảnh chính mình được tái hiện trên sân khấu với những nét chấm phá hồn nhiên, giản dị và gần gũi… Phục trang của các nhân vật trong Chèo cổ với những sắc hồng, sắc vàng, sắc nâu xồng ấm áp, cùng với đỏ hoa đào, xanh hoa lí, rực rỡ màu cánh sen v.v… đó chính là những gam màu đồng quê được phản ánh trên tranh dân gian Việt Nam. Điều này càng thấy trang phục của Chèo cổ rất gần gũi với phong cách dân gian, dân tộc, nó không thể lẫn với bất cứ trang phục của một dân tộc nào khác trên thế giới. Đó chính là nét đặc trưng, truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật Chèo trong tạo hình cho nhân vật, nó cần được gìn giữ và kế thừa, ứng dụng trong quá trình làm Chèo mới. Hóa trang phục trang Chèo, như đã nói ở trên, không đơn thuần chỉ là sự ăn mặc của các nhân vật, mà đã trở thành một yếu tố văn hóa trong bộ mặt và cơ thể văn hóa Chèo. Ngoài tác dụng diễn tả phục trang hóa trang như là một yếu tố mỹ thuật, nó còn cho người xem cảm giác về những con người của xã hội đương thời. Từ đó có thể góp phần tạo cho Chèo một lối bỏ ngỏ để xã hội hóa về mặt nội dung.

Chính nét đặc sắc này đã khiến cho Chèo có nhiều điều kiện để tiếp nhận đời sống và ngược lại. Đó chính là sự tác động của hình thức đối với nội dung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa pdf (Trang 97 - 103)