Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật sáng tạo trò diễn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa pdf (Trang 66 - 69)

5. Nhân vật nữ pha (đào pha) Súy Vân, Thiệt Thê khát vọng nhân bản về cuộc sống hạnh phúc lứa đô

3.1. Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật sáng tạo trò diễn

Phương pháp tự sự - kể chuyện của Chèo mang dáng nét chung của sân khấu

tự sự phương Đông. Tuy nhiên, tự sự của Chèo đi song song với các thể thơ tự sự Việt Nam và có cùng sự phát triển từ tự sự đơn thuần đến tự sự kết hợp với các yếu tố trữ tình và kịch. Cho đến những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Chèo đã trở thành một thể loại sân khấu tự sự mang tính tổng hợp. Tính tự sự trước hết thể hiện ở kết cấu kịch bản, tức là ở phương thức thể hiện cuộc sống và tiếp đó là các cách trình diễn. Các nhân vật Chèo sẽ được hiện lên dưới hình thức một câu chuyện được kể lại và do đó vai trò của người kể chuyện rất quan trọng.

Nghệ thuật kể chuyện là nhấn mạnh các sự việc chính, lược kể những chi tiết rườm rà và không cần thiết, nhưng lại tập trung vào đặc tả tâm trạng trên sân khấu, làm cho nghệ thuật mô tả của sân khấu Chèo có những đặc trưng riêng, tạo nên một phương pháp khắc họa nhân vật rất mạnh mẽ, đầy ấn tượng sâu sắc.

Nhân vật hiện ra trong một tích truyện giản dị, dễ hiểu và được kể bằng trò diễn, đó là nét đặc sắc của nhân vật Chèo (đồng thời cũng là nét đặc sắc của nghệ thuật Chèo). Trò diễn trở thành ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện nhân vật. Nhân vật được khắc họa trong tích. Từ tích dịch ra trò, rồi tìm trò để gò vào tích.

Xem Chèo, khán giả như được đắm mình trong sự thưởng thức vẻ đẹp của thơ ca, của các làn điệu âm nhạc, của các dáng vẻ tạo hình thân thể và múa, để rồi cười, rồi khóc, hòa nhập vào câu chuyện kể, bình luận khen chê, phút chốc như lãng quên cái ý nghĩa sâu thẳm của tích truyện đã thấm vào lòng mình mà không hay biết. Cái "say" của Chèo là ở đây, cái "hay" của Chèo cũng là ở đây.

Sân khấu nào cũng coi tích trò là linh hồn của vở diễn. Nhưng đặc biệt chú ý sân khấu Chèo lại trình bày sự biến ấy gắn bó với nhiều sự kiện chọn lọc của cả cuộc đời nhân vật. Sân khấu kịch đòi hỏi một sự liên tục hữu cơ giữa các sự kiện. Nhưng ở Chèo, mạch Chèo mạch chuyện lại có thể gián đoạn, sự kiện sau (của cuộc đời nhân vật) không phải sinh ra từ sự kiện trước mà quan hệ giữa chúng chỉ là trật tự thời gian. Thị Mầu đổ oan cho Thị Kính không đòi hỏi trước, nó phải có đoạn cắt râu chồng. Đoạn Thị phương gặp hổ không nhất thiết dẫn đến đoạn vào động quỷ…. Số phận của nhân vật trung tâm là tâm điểm để liên kết các đoạn diễn, mảng diễn thành tuyến trò nhằm làm nổi bật lên chủ đề chính.

Có thể nói, tích là nội dung câu chuyện - số phận nhân vật, trò là nghệ thuật kể câu chuyện đó. Người xem nhiều khi biết rõ câu chuyện, số phận của nhân vật nhưng vẫn ham đến xem để thưởng thức cái tài kể chuyện. Một tích quen thuộc có thể tạo nhiều vở diễn không giống nhau bằng những trò diễn khác nhau.

Trò nhời: là những mảng dùng vẻ đẹp ngôn từ văn học, dùng sự tinh xảo của văn chương độc thoại hoặc đối thoại mà vẽ lên được hoàn cảnh, tính cách, trạng thái tình cảm… Người diễn có thể chỉ đứng một chỗ để nói nhưng qua giọng nói và sự đối thoại mà hình tượng sống động, cuốn hút, cứ hiện lên rõ nét trong tâm tưởng người xem.

Trò hát: Bao gồm toàn bộ các làn điệu được bố trí một cách hợp lý và đúng chỗ. Đây là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo của người diễn viên, là nơi đua tài cao thấp của các nghệ sĩ Chèo. Câu nói của dân gian: "đi xem hát Chèo" đã nói lên vai trò quan trọng không thể thiếu được của "trò hát" trong các vở Chèo. Một số nhân vật trong các vở Chèo cổ được lưu truyền lại cùng với những bài hát đặc sắc của nhân vật đó trong những tình huống riêng (Súy Vân với điệu "con gà rừng", Thị Mầu với "Cấm giá"…) đã trở thành những hạt ngọc của âm nhạc Chèo, của hát Chèo.

Trò múa: Để diễn tả nhân vật, hát và múa thường đi đôi với nhau vừa để tạo dáng, vừa để diễn đạt minh họa. Và ở những trường hợp đặc biệt nó còn là ngôn ngữ

Trò tổng hợp: Có những lớp trò mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố. Chúng ta có thể lấy một ví dụ về sự kết hợp giữa thơ và làn điệu Chèo để diễn tả tâm trạng nhân vật:

Sự bất ngờ của người xem chính là ở sự xuất hiện ở các lớp trò. Cảm giác xem vở diễn Chèo gần với cảm giác khi xem đốt pháo bông. Từ khi phát hỏa, cây pháo đã lần lượt cho ta thưởng thức các lớp trò và cuối cùng khi tới đỉnh, bất ngờ bật ra cái chủ đề của nó.

Nhân vật Chèo khi ra sân khấu giao tiếp thân mật ngay với khán giả bằng cách tự giới thiệu tên tuổi, cá tính và quê quán của mình. Khác với ở kịch, muốn hiểu nhân vật kịch, khán giả trước hết phải theo dõi quá trình phát triển của hành động kịch, nhưng nhân vật Chèo thì khác.

Sự xuất hiện của từng loại nhân vật đều được quy định rõ ràng, chuẩn xác. Nhân vật "nữ chín" như Thị Kính thì bước ra sân khấu nhẹ nhàng trong lời "vỉa" kín đáo của điệu "sử bằng", còn "nữ lệch" Thị Mầu - chưa xuất hiện đã thấy được tính chất lẳng lơ với chất giọng lanh lảnh "nói lệch" từ phía trong sân khấu: "Này chị em ơi!/ Nay mười tư, mai đã mười rằm"... Hoặc chỉ một câu: "Đứa nào đốp chát gì ngoài ấy" ta cũng đủ thấy mẹ Đốp là nhân vật chanh chua, ghê gớm, khó bắt nạt... Đặc điểm

xưng danh - ra trò của nhân vật đã tạo nên sự cuốn hút người xem ngay từ đầu, góp phần tích cực trong việc tạo cơ hội thuận lợi để người xem làm quen và hiểu biết nhân vật, sau đó tiếp nhận được chủ đề tư tưởng (qua hình tượng cụ thể của nhân vật Chèo) của vở Chèo. Có thể nói rằng, ra trò thành công đã là thành công một nửa.

Nếu như xưng danh - ra trò là giai đoạn được gọi là khai trò thì giai đoạn tiếp theo sẽ là giai đoạn thử thách (còn gọi là thân trò). Nhân vật được trình bày qua các sự biến và mỗi sự biến trong số phận của nhân vật đều là cơ sở để tạo nên một trò diễn. Để diễn tả nhân vật Thị Kính (trong Quan Âm Thị Kính), các tác giả Chèo xưa đã dùng sân khấu kể chuyện với nhiều lớp trò diễn: Vu quy, Cắt râu, Lên chùa, Hát đúm, Mẹ Đốp xã trường, Việc làng, Xin sữa, Chạy đàn...

Những thử thách trong số phận của các nhân vật nổi tiếng trong nghệ thuật tuồng như: Tạ Ngọc Lân, Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá, Triệu Đình Long, Viên

Hòa Ngạn, Phượng Cơ... đều là cơ sở để tạo nên những trích đoạn tuồng bất hủ: Ngọn

đèn Khương Linh Tá, Lão Tạ lăn lửa, Đình Long ném con, Phương Cơ qua ải, Ngoại tổ dâng đầu... Để làm nổi bật chủ đề vở diễn, các nghệ nhân xưa đã xếp các trò lại, nhiều trò phụ xung quanh trò chính. Câu chuyện được diễn kể lại khiến người xem được "sướng mắt, sướng tai" mà qua các trò diễn, mỗi trò đều chứa đựng một ý nghĩa riêng. Trật tự trước sau của các mảnh trò này là do mức độ cao thấp của việc bộc lộ số phận nhân vật quyết định. Mảnh trò Việc làng đi sau mảnh trò Cắt râu (vở Quan Âm Thị Kính) nhìn ngoài có vẻ là ngẫu nhiên, thực ra là một sự phát triển từ những bất công trong gia đình mở rọng ra những bất công ngoài xã hội. Thị Phương bị Thần miếu khoét mắt đặt sau các lớp trò Gặp hổVào động quỷ (vở Trương Viên) để bộc lộ cao nhất đức hy sinh của nhân vật. Và chủ đề tư tưởng của tích thể hiện qua nhân vật trung tâm chính là mạch ngầm để gắn kết tất cả các trò diễn lại. Và nhân vật cũng từ đó mà hiện ra với một kết thúc (vãn trò) có hậu.

Như vậy, nhân vật được khắc họa qua các trò diễn thực sự là một trong những đặc sắc của nghệ thuật Chèo ở khâu sáng tạo.

ở khâu tiếp nhận nghệ thuật thì nhân vật và người xem có sự giao lưu kỳ lạ

mà chúng tôi đã đề cập đến khá kỹ ở phần trên. Chỉ xin được nhấn mạnh rằng sự độc đáo của tiếng đế trong Chèo đã là những gợi ý sâu sắc cho một nền sân khấu hiện đại mà ở đó nghệ sĩ và khán giả cùng có thể tranh luận những vấn đề xã hội đang đặt ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đi tìm bản sắc dân tộc trong Chèo từ góc nhìn văn hóa pdf (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)